Từ chối công nhận "vạn lý trường thành bằng cát", hải quân Mỹ chuẩn bị tuần tra sát đảo nhân tạo tại Trường Sa do Trung Quốc xây dựng phi pháp trên các hòn đảo của Việt Nam mà họ chiếm đóng trái phép, trái với công ước về luật biển của LHQ.

Hải quân Mỹ tuần tra sát đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp ở Trường Sa

Một Thế Giới | 04/10/2015, 11:21

Từ chối công nhận "vạn lý trường thành bằng cát", hải quân Mỹ chuẩn bị tuần tra sát đảo nhân tạo tại Trường Sa do Trung Quốc xây dựng phi pháp trên các hòn đảo của Việt Nam mà họ chiếm đóng trái phép, trái với công ước về luật biển của LHQ.

Mỹ đã sẵn sàng gửi tàu hải quân và máy bay chiến đấu đến biển Đông để thách thức yêu sách lãnh thổ phi lí của Bắc Kinh và hành động ngang nhiên xây dựng đảo trái phép của Trung Quốc, Quan chức cấp cao của Mỹ nói với tạp chí Foreign Policy.
Việc hải quân Mỹ chuẩn bị tuần tra sát đảo nhân tạo tại Trường Sa được cho là hành động đáp lại cứng rắn của Washington sau cuộc hội đàm của Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình hồi cuối tháng trước, mà không có một bước đột phá nào trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông.
Vì tự do hàng hải
Một sự thỏa hiệp giữa Trung Quốc và Mỹ đã không thể có. Vì vậy, giới chức Mỹ muốn thể hiện sức mạnh cơ bắp của mình sau khi các nỗ lực ngoại giao nhằm khiến Trung Quốc dừng các hành động gây hấn trên biển Đông cũng như xây dựng tiền đồn quân quân sự làm ảnh hưởng tới tự do hàng hải trong khu vực.
>> Trung Quốc bí mật chế tạo vũ khí diệt tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông
>> Mỹ điều 30.000 quân đối phó với Trung Quốc trên biển Đông
Thời gian chi tiết của các cuộc tuần tra sát các đảo nhân tạo này - với mục đích duy trì nguyên tắc tự do hàng hải trên vùng biển quốc tế - vẫn đang được soạn thảo, Các quan chức Mỹ từ chính phủ đến Lầu Năm Góc cho biết.
"Nó không phải là một câu hỏi nếu là khi nào (khả năng Mỹ tuần tra sát các đảo nhân tạo)", một quan chức thuộc Lầu Năm Góc khẳng định với Foreign Policy.
Không thể để Trung Quốc tơ tưởng đến chủ quyền với đảo nhân tạo
Động thái mới của Mỹ có khả năng sẽ làm tăng căng thẳng giữa Mỹ với Trung Quốc, vốn đã bất hòa xung quanh nhiều chuyện khác.
Nhưng các quan chức Mỹ đã đi đến kết luận rằng nếu Mỹ không tuần tra sát với các tiền đồn quân sự đang xây dựng trên các hòn đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc thì đó sẽ là một tín hiệu sai lầm rằng Washington mặc nhiên chấp nhận tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh tại biển Đông.
Quy mô của việc Trung Quốc cải tạo các đảo trên quần đảo Trường Sa một cách phi pháp đã được đưa ra ánh sáng công luận hồi đầu năm nay, khi đó Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã gọi các chỉ huy quân đội thành lập kế hoạch chống lại hoạt động của Trung Quốc, mà có thể nguy hại đến an ninh của tuyến vận tải biển hàng đầu thế giới.
Hiện tại, chính quyền Mỹ đang chuẩn bị để chứng thực những gì được gọi là tăng cường quân sự để đảm bảo "tự do hàng hải", trong kế hoạch đó tàu chiến Mỹ sẽ đi sâu vào vùng 12 hải lý của ít nhất một hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc xây dựng phi pháp trên biển Đông.
Trung Quốc từng lập luận phi lý rằng họ có chủ quyền xung quanh các hòn đảo nhân tạo mà họ xây dựng ít nhất 12 hải lý, một lập luận không được bất cứ ai chấp nhận từ các nước láng giềng cho tới Mỹ. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển - điều mà Bắc Kinh đã ký kết - cũng không công nhận những hòn đảo nhân tạo thứ mà Bắc Kinh đang xây dựng là một hòn đảo bình thường.
Nguy cơ đụng độ trên biển
Việc tuần tra mở rộng của Quân đội Mỹ có nghĩa là sẽ có sự đụng mặt ở cự ly gần với tàu chiến và máy bay quân sự của Trung Quốc, làm tăng nguy cơ một vụ đụng độ quân sự tiềm năng hoặc một vụ rơi máy bay.
Chỉ vài ngày trước chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Mỹ, một máy bay quân sự Trung Quốc đã cắt đầu máy bay trinh sát RC-135 của Mỹ trên không phận quốc tế tại ngoài khơi bán đảo Sơn Đông.
Vào tháng 8.2014 một máy bay tiêm kích J-11 của Trung Quốc đã áp sát máy cách máy bay tuần tra P-8 Poseidon của Mỹ chỉ vài mét, một hành động mà Lầu Năm Góc chỉ trích là thiếu thận trọng.
Ngoài lập trường quân sự cứng rắn của Trung Quốc, tàu chiến của Mỹ còn phải đối mặt với lực lượng tàu cá Trung Quốc, vốn được Bắc Kinh biên chế vào làm việc như một lực lượng dân quân biển.
Thiên Hà (Theo Foreign Policy)
>> Kỳ 38: Hun Sen với “cuộc tình đã chết một đêm nao“!
>> Phước Sang: Tôi bỏ vào bất động sản cả 1.000 tỉ rồi, giờ gỡ không ra...
>> Quế Ngọc Hải méo mặt vì viện phí hơn nửa tỷ của Anh Khoa
>> HAGL đá cả năm chỉ tốn 15 tỉ: Bầu Đức nói thật hay giỡn?
>> Bầu Đức lại nuôi tham vọng sản xuất sữa đậu nành không đụng hàng
Bài liên quan
Doanh số smartphone nước ngoài ở Trung Quốc giảm gần 45% vào tháng 10, Apple thêm khó khăn vì dòng Huawei Mate 70
Doanh số smartphone thương hiệu nước ngoài, gồm cả iPhone, ở Trung Quốc giảm 44,25% vào tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu trực thuộc chính phủ công bố hôm 27.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hải quân Mỹ tuần tra sát đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp ở Trường Sa