Thủy điện Đa Nhim xả lũ với mức 800m³/s đã làm cả ngàn héc ta rau tại Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) bị nhấn chìm. Nước rút, cảnh tượng tan hoang hiện ra ở những đồng rau. Ngày 7-11, người dân xã Lạc Lâm, Lạc Xuân, Ka Đô (huyện Đơn Dương) - nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do thủy điện Đa Nhim xả lũ - bắt đầu dọn dẹp và tận dụng thu hoạch những gì còn sót lại trên vườn.

Vùng rau lớn nhất Lâm Đồng tan hoang sau lũ

Sài Gòn Giải Phóng | 08/11/2016, 05:41

Thủy điện Đa Nhim xả lũ với mức 800m³/s đã làm cả ngàn héc ta rau tại Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) bị nhấn chìm. Nước rút, cảnh tượng tan hoang hiện ra ở những đồng rau. Ngày 7-11, người dân xã Lạc Lâm, Lạc Xuân, Ka Đô (huyện Đơn Dương) - nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do thủy điện Đa Nhim xả lũ - bắt đầu dọn dẹp và tận dụng thu hoạch những gì còn sót lại trên vườn.

Đơn Dương là một trong những địa phương có diện tích rau lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng với hơn 7.000ha trồng rau các loại. Tuy nhiên, sau trận lũ lụt vừa qua, vùng rau Đơn Dương chịu thiệt hại nặng nề với hàng trăm héc ta rau, màu bị mất trắng, không thể khôi phục. Theo những hộ dân sống dọc bờ sông Đa Nhim, những lần trước thủy điện xả lũ khoảng một ngày là nước rút nhưng lần này ngập tới 3 ngày, có thời điểm nhà máy thủy điện thông báo lượng nước xả cao nhất lên tới 800m³/s (trong ngày 4-11) gây ra thiệt hại rất lớn.

Hơn 3.000m² nhà lồng cùng toàn bộ số rau chuẩn bị cho thu hoạch của gia đình anh Đinh Văn Lễ (thôn Nam Hiệp 1, xã Ka Đô) bị nước lũ quét sạch

Anh Nguyễn Văn Cảnh (thôn Tân Lập, xã Lạc Lâm) cho biết, gia đình tôi bị nước cuốn trôi khoảng 7.000m² diện tích các loại rau tía tô, kinh giới, ước tính thiệt hại khoảng 110 triệu đồng. Còn khu vườn của gia đình ông Việt nằm kế bên mặc dù cao hơn cả mét nhưng vẫn bị nước lũ làm thiệt hại toàn bộ 6 sào (6.000m²) trồng bắp cải chuẩn bị cho thu hoạch, thiệt hại khoảng 200 triệu đồng.

Người dân dọn dẹp rác trên những vườn rau để tái sản xuất

Nước lũ về quá nhanh nên nhiều hộ dân không kịp xoay xở, nhiều diện tích nhà kính, nhà lưới cũng bị nước lũ cuốn trôi, chịu thiệt hại nặng nề nhất là các hộ dân sinh sống ven sông Đa Nhim phía hạ nguồn đập thủy điện Đa Nhim. Nhẩm tính thiệt hại sau khi nước lũ rút, anh Đinh Văn Lễ (thôn Nam Hiệp 1, xã Ka Đô) xót xa cho biết: "Hơn 3.000m² nhà lồng trồng rau của gia đình tôi bị nước cuốn, giờ làm mới lại cũng mất khoảng 100 triệu đồng. Tính cả số rau đang trồng phía trong và khu vườn bên cạnh tổng thiệt hại cũng hơn 300 triệu đồng. Để khôi phục lại sản xuất như trước đợt lũ lụt phải mất ít nhất một tháng nữa".

Chị Bùi Thị Thu Tâm (thôn Tân Lập, xã Lạc Lâm) nhổ bỏ số rau bị mất trắng, sau đợt lũ vừa qua gia đình chị bị thiệt hại hơn 100 triệu đồng

Ông Đinh Ngọc Hùng, Chủ tịch UBND huyện Đơn Dương, cho biết, qua thống kê nhanh, trận lũ lụt vừa qua toàn huyện bị mất trắng 739ha rau, tương đương hơn 36,1 tỉđồng. Ngoài ra, hơn 4ha nhà lưới bị cuốn trôi, nhiều công trình thủy lợi và nhà dân cũng bị hư hỏng nặng, đồng thời cuốn trôi hai cây cầu bê tông bắc qua sông Đa Nhim khiến cho việc đi lại của người dân vô cùng khó khăn. UBND huyện Đơn Dương vẫn đang tiếp tục thống kê thiệt hại của người dân để có chính sách hỗ trợ phù hợp sau trận lũ lụt vừa qua.

Đường bê tông vào khu dân cư tại xã Lạc Xuân bị nước lũphá tang hoang

Cầu sập khiến người dân không thể qua lại trên dòng Đa Nhim

Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng, ngoài diện tích rau tại huyện Đơn Dương bị thiệt hại như đã nêu, trong đợt mưa lũ vừa qua đã làm một người tại huyện Lâm Hà bị lũ cuốn mất tích, hiện chưa tìm thấy. Mưa lũ cũng làm ngập hàng chục căn nhà, cầu cống và kênh mương thủy lợi tại các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông bị hư hỏng.

Đoàn Kiên (SGGP)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vùng rau lớn nhất Lâm Đồng tan hoang sau lũ