Với khoảng 500 món đồ cổ đang sở hữu, nhiều món đồ quý hiếm có giá lên tới hàng trăm triệu, ông Đinh Văn Dần được giới chơi đồ cổ Ninh Bình mệnh danh là “Vua đồ cổ” nơi đây kể cả về kinh nghiệm lẫn gia tài đổ cổ của mình.

Vua đồ cổ lừng danh đất Ninh Bình và gia tài bạc tỷ

19/08/2015, 10:00

Với khoảng 500 món đồ cổ đang sở hữu, nhiều món đồ quý hiếm có giá lên tới hàng trăm triệu, ông Đinh Văn Dần được giới chơi đồ cổ Ninh Bình mệnh danh là “Vua đồ cổ” nơi đây kể cả về kinh nghiệm lẫn gia tài đổ cổ của mình.

Bộ sưu tập đồ cổ đáng “mơ ước”

Sinh năm 1950 tại Hoa Lư (Nình Bình), ông Đinh Văn Dần đam mê chơi đồ cổ từ khá sớm bởi cha ông cũng là một người yêu thích đồ cổ. Ngay từ thuở nhỏ, nhìn cha mình say sưa ngắm nghía, sưu tầm những món đồ với khách, ông Dần đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ cha mình.
Tham gia tai do co cua dai gia dat Ninh Binh
Ông Đinh Văn Dần bên món đồ mới tậu của mình - ảnh Trí Lâm
Những năm 30 tuổi, ông Dần bỏ công đi sưu tầm từng món đồ cổ. Cho đến nay, gia tài của ông có khoảng 500 món được giới chơi đồ cổ đánh giá cao, trong đó có nhiều loại, từ bình gốm, sứ, ngọc bội, cho đến lư hương, thạp…

“Tôi sưu tầm đồ cổ vì đam mê, cũng vì muốn giữ lại những độc đáo của dân tộc qua nhiều giai đoạn lịch sử” – ông Đinh Văn Dần giải thích lý do về thú chơi đồ cổ của mình.

Ông Đinh Văn Dần cũng cho hay, ở Ninh Bình ông là số một về gia tài đồ cổ. Ngoài ra, cha mẹ ông có 9 người con thì hiện nay có đến 5 người chơi đồ cổ.
Tham gia tai do co cua dai gia dat Ninh Binh
Món đồ cổ từ thời nhà Minh của ông Dần- ảnh Trí Lâm
Theo "Vua đồ cổ" đất Ninh Bình, chơi đồ cổ cần phải có kiến thức về lịch sử, văn hóa từng thời kì cũng như kiến thức đánh giá, thẩm định đồ cổ thông qua chất men, màu sắc, hoa văn… Bên cạnh đó, chơi đồ cổ phải hình thành được hội nhóm, cùng nhau thẩm định thông qua phương pháp so sánh, đối chiếu thì mới chính xác được. Nếu không may, rất dễ gặp phải đồ giả cổ.

“Hiện nay, đồ giả cổ ở Việt Nam và trên thế giới cực kì phát triển và tinh vi, giả y như thật. Trên thế giới thị trường minh bạch, họ bán công khai đồ giả cổ với giá rẻ nhưng ở Việt Nam thì đồ giả cổ lại nói đồ thật, bán với giá đồ thật nhằm trục lợi” – ông cho hay.

Ông Đinh Văn Dần cũng cho biết thêm, đồ giả cổ hiện nay tinh vi đến mức gần như không thể phát hiện bằng mắt thường, thậm chí nhiều khi thẩm định bằng máy vẫn sai. Nếu không tỉnh táo và nghiên cứu kĩ lưỡng, người chơi đồ cổ rất dễ bị lừa.
Tham gia tai do co cua dai gia dat Ninh Binh
Một góc căn phòng trừng bày đồ cổ của ông Đinh Văn Dần - ảnh Trí Lâm
Gia tài đổ cổ của ông hiện nay có rất nhiều loại, giá trị dao động từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng. Thậm chí theo ông, thú chơi đồ cổ ở Việt Nam chưa phát triển nhiều nên gần như không ai bỏ ra đến một tỷ để mua một món đồ về nhà chơi cả, không như ở nước ngoài, những món đồ cổ có thể bán với giá hàng trăm triệu đô la.
Tuy nhiên, với việc sở hữu những món đồ quý giá, ông Đình Văn Dần cũng đủ khiến cho nhiều người phải ngưỡng mộ.
Tham gia tai do co cua dai gia dat Ninh Binh
Chiếc bình vôi hình con chim - ảnh Trí Lâm
Tham gia tai do co cua dai gia dat Ninh Binh
Chiếc bình vôi nguyên vẹn từ thời Lê, cao 40cm - ảnh Trí Lâm
Tham gia tai do co cua dai gia dat Ninh Binh
Đá ngọc - ảnh Trí Lâm
Tham gia tai do co cua dai gia dat Ninh Binh
Bộ sưu tập bình vôi - ảnh Trí Lâm
Tham gia tai do co cua dai gia dat Ninh Binh
Một ngăn bộ sưu tập đựng trong tủ kính - ảnh Trí Lâm
Tham gia tai do co cua dai gia dat Ninh Binh
Một góc khác của căn phòng sưu tập đồ cổ - ảnh Trí Lâm
Tham gia tai do co cua dai gia dat Ninh Binh
Ông Đinh Văn Dần bên những món đồ cổ và bức chân dung của mình 40 năm trước - ảnh Trí Lâm
Mua 500 nghìn, bán 120 triệu

Để sưu tầm đồ cổ, ông Đinh Văn Dần nhiều lần lặn lội đến những vùng có nhiều đồ cổ theo từng khu vực địa lý. Ông đến Hòa Bình, đến Đông Sơn – Thanh Hóa, đi cả lên vùng cao Tây Bắc tìm kiếm cho mình những món đồ quý hiếm. Khi nghe tin ở đâu đó đào được đồ cổ hay có đồ cổ cần bán, ông gọi điện hỏi sơ qua hình dáng, màu sắc rồi lại tức tốc phóng xe lên tận nơi sớm nhất có thể.

Đã có nhiều món đồ, khi ông mua chỉ với giá vài trăm nghìn hoặc vài triệu, khi bán đi được vài trăm triệu. Gần đây nhất là chiếc bình sứ đời Minh, hoa văn đẹp, còn nguyên, không sứt mẻ đã bán được hơn 120 triệu, trong khi ông mua về chỉ 500.000 đồng.
Tham gia tai do co cua dai gia dat Ninh Binh
Bình gốm thời Lý được ông phục chế lại - ảnh Trí Lâm
Tất nhiên, kinh nghiệm nhiều năm đem về cho ông may mắn vì giá hời chứ thời còn trẻ, ỗng cũng nhiều phen phải trả giá vì mua phải đồ giả cổ. Có lần, ông mua chiếc bình vôi rất đẹp, được quảng cáo là của thời Lê. Với kinh nghiệm ít ỏi, ông Dần đã chấp nhận mua ngay với giá hơn 50 triệu đồng. Cuối cùng, khi bạn bè đến chơi và cùng nhau phân tích thì ông biết đấy là đổ giả cổ nhưng đành ôm hận và rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Ngoài chơi đồ cổ, ông Đinh Văn Dần còn là một chuyên gia phục chế. Ông có thể khôi phục lại hình dáng cho những sản phẩm không may bị sứt mẻ, vỡ trong thời gian nằm dưới đất hay do sơ suất của người chơi. Những sản phẩm phục chế của ông được bạn bè và giới chơi đồ cổ đánh giá khá cao.
Tham gia tai do co cua dai gia dat Ninh Binh
Bộ sưu tập bình vôi cũng được phục chế lại rất khéo léo - ảnh Trí Lâm
Cơ duyên đến với việc phục chế xuất phát từ chính thú chơi đồ cổ của ông. Khi nhìn thấy nhiều hiện vật bị sứt mẻ, muốn phục chế lại nhưng phải mất công đi tìm, thuê thợ, ông Dần đã mày mò tự học lấy.

Thâm niên chơi đồ cổ 40 năm nhưng nghề phục chế ông chỉ mới áp dụng khoảng 10 năm nay. Theo ông Đinh Văn Dần, để có thể làm được nghề phục chế ông cần 30 năm chơi và hiểu về đồ cổ.

Hiện nay, bên cạnh việc phục chế miễn phí đồ cổ cho bạn bè thì ông còn nhận phục chế lấy công cho nhiều người có nhu cầu tìm đến. Ông cho hay, lấy được tiền của thiên hạ không dễ nên đã làm phải làm cẩn thận.
Với kho đồ cổ hiện có, ông Dần tự tin khẳng định mình gần như đứng ở vị trí số 1 ở tỉnh Ninh Bình về số lượng đồ cổ đang sở hữu. Những món đồ của ông tùy người, tùy thẩm mĩ mà có giá bán khác nhau. Giá bán không phụ thuộc quá nhiều vào sự lâu đời, mà phải kết hợp với yếu tố thẩm mĩ, chất liệu mới có giá cao.

Trí Lâm

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vua đồ cổ lừng danh đất Ninh Bình và gia tài bạc tỷ