Sáng 9.6, trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, ông Trương Minh Hoàng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết rất bức xúc trước vụ việc các tàu vỏ sắt ở Bình Định đã bị các công ty tự ý thay thép vỏ tàu từ loại Hàn Quốc, Nhật Bản sang loại Trung Quốc.

Vụ tàu vỏ thép: ĐBQH yêu cầu làm rõ có hay không việc cố ý phá hoại chủ trương

Trí Lâm | 09/06/2017, 15:06

Sáng 9.6, trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, ông Trương Minh Hoàng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết rất bức xúc trước vụ việc các tàu vỏ sắt ở Bình Định đã bị các công ty tự ý thay thép vỏ tàu từ loại Hàn Quốc, Nhật Bản sang loại Trung Quốc.

Ông Trương Minh Hoàng cho biết nên xem lại trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị tham gia cùng người dân làm chủ dự án này hay quản lý quá trình đầu tư, các doanh nghiệp từ khâu hợp đồng.

“Một phương tiện kiếm sống của người dân đến 20 tỉ đồng, có khi là tài sản của cả dòng tộc, tập thể xóm, ấp, cả đời mới gom góp được nguồn tiền như vậy. Thế nhưng, vì lý do hám lợi, hám tiền của ai đó mà các doanh nghiệp các đơn vị, nhà cung cấp làm gian dối, tôi cho rằng việc này không thể đổ thừa bất cứ một lý do gì cả", ông Trương Minh Hoàng nói.

Theo đó, ông Hoàng nhấn mạnh rằng phải sớm làm rõ trách nhiệm trong vụ việc này. Thậm chí, các ngành chức năng vào cuộc, xem xét nếu có liên quan đến vi phạm hình sự thì xử lý nghiêm, đem lại sự công bằng cho người dân, đặc biệt những ngư dân thuộc nhóm yếu thế và các cơ quan báo chí cần đồng hành với bà con trong vụ việc này.

Nói về việc có ý kiến cho rằng tàu rỉ sét là do nước biển mặn, ông Hoàng không đồng ý với điều này và cho rằng, các doanh nghiệp phải biết được độ mặn của vùng biển Việt Nam như thế nào chứ không thể đổ thừa do yếu tố môi trường được, lý lẽ này không thể đồng tình.

“Tôi nghe bà con chia sẻ, khi ra khơi đánh bắt cho dù ở vị trí không xa bờ thì khi máy móc hư hỏng, chỉ riêng việc thuê mướn để kéo tàu về đã tốn kém cả trăm triệu. Còn nếu bà con đánh bắt ngoài khơi dài ngày, có sản lượng rồi mà tàu bị hư hỏng dọc đường thì tổn thất còn lớn và nặng nề hơn. Tôi cho rằng cách thức làm ăn như thế này cần phải lên án mạnh mẽ”, ông Hoàng nhấn mạnh.

Theo vị này, đây là chủ trương lớn mà Quốc hội phải đưa ra Nghị quyết. Chủ trương này vừa là yếu tố cần có sự tham gia của người dân cùng bám biển theo nghĩa rộng hơn, bám biển lâu dài, bám xa chứ không phải bám biển ven bờ.

“Bám biển ở đây còn có ý nghĩa trong ngoặc kép (bảo vệ chủ quyền, biển đảo – PV) nên khi đi giám sát về việc thực hiện chủ trương này, tôi thấy rất tiếc vì việc triển khai đã bị chậm một bước, đến thời điểm này xảy ra sự việc tại Bình Định lại cho thấy thêm việc hư hao, làm thiếu trách nhiệm và phải xem có yếu tố trục lợi, phá hoại chủ trương này, làm “gãy gánh” chủ trương để người dân nản lòng hay không?

Vị này cũng cho biết, UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội cũng đã đi khảo sát việc triển khai thực hiện chủ trương này và bản thân ông đã tham gia kiểm tra việc đóng tàu, tham gia đoàn giám sát ở Quảng Ngãi. Trước kỳ họp này, đoàn của Phó chủ tịch Quốc Phùng Quốc Hiển đã đi làm việc và khảo sát ở nhiều tỉnh, thành.

“Chúng tôi cũng tới Ninh Thuận, xuống dưới tàu với bà con thì thấy bà con phấn khởi lắm và đánh giá cao hiệu quả của chủ trương này, bà con thấy an tâm hơn, dịch vụ hậu cần nghề cá cũng rất tốt. Những nơi chúng tôi khảo sát không xảy ra tình trạng như Bình Định”, ông Hoàng cho hay.

“Qua sự việc vừa qua tôi cho rằng các cơ quan cần tiếp tục vào cuộc, ở tỉnh cũng như Bộ Nông nghiệp nên sớm có kết luận, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hình sự thì chuyển sang cơ quan chức năng để xử lý đến nơi, đến chốn”.vị này kết luận.

Hôm qua, Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Vũ Văn Tám dẫn đầu đã về kiểm tratàu cá vỏ théphư hỏng tại Bình Địnhđóng theo nghị định (NĐ) 67 của Chính phủ. Báo cáo nhanh của Sở NN-PTNT cho biết: Toàn tỉnh có 56 tàu cá đóng mới theo NĐ 67 đã đi vào hoạt động khai thác thủy sản; trong đó có 47 tàu vỏ thép, 4 tàu vỏ gỗ và 5 tàu composite. Có 17 tàu cá vỏ thép đóng mới đưa vào hoạt động chưa được 1 năm phải nằm bờ do hỏng máy, rỉ sét thân tàu.

Theo Thứ trưởng, qua kiểm tra, các tàu vỏ thép của Bình Định bị các lỗi chính là vỏ bị rỉ sét trầm trọng, tróc sơn và máy tàu có vấn đề. Đại lý của hãng máy Mitsubishi nói trong 5 máy tàu của tàu hỏng thì có 4 máy không phải chính hãng.

Theo đó, Thứ trưởng Tám cho rằng cần xem xét lại chất lượng vì sao 18 con tàu hư hỏng chỉ tập trung ở 2 cơ sở đóng tàu là công ty TNHH Đại Nguyên Dương và công ty TNHH MTV Nam Triệu…

Về việc trong hợp đồng với ngư dân là đóng tàu bằng thép Hàn Quốc/ Nhật Bản nhưng công ty TNHH Đại Nguyên Dương lại tự ý đóng bằng thép Trung Quốc, ông Tám cho rằng cầnphải đợi Tổ thẩm định độc lập của tỉnh Bình Định có báo cáo và đánh giá cụ thể từng trường hợp một.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ tàu vỏ thép: ĐBQH yêu cầu làm rõ có hay không việc cố ý phá hoại chủ trương