Tạp chí Nature cho biết Cơ quan Hàng không - Vũ trụ Mỹ (NASA) đang nghiên cứu vụ núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai ngoài khơi Tonga phun trào vào giữa tháng qua.

Vụ núi lửa phun trào tại Tonga giúp hiểu hơn về địa hình sao Hỏa, sao Kim

Cẩm Bình | 26/01/2022, 09:47

Tạp chí Nature cho biết Cơ quan Hàng không - Vũ trụ Mỹ (NASA) đang nghiên cứu vụ núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai ngoài khơi Tonga phun trào vào giữa tháng qua.

Ngày 15.1, dung nham nóng tới 1.000 độ C gặp nước biển 20 độ C gây nên vụ nổ lớn chớp nhoáng. Vụ nổ lớn bất thường - ước tính mạnh gấp hơn 500 lần quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima (Nhật Bản) năm 1945 - mang đến cho các nhà khoa học cơ hội nghiên cứu cách thức nước và dung nham tương tác với nhau.

Theo nhà nghiên cứu Petr Broz tại Viện Vật lý địa cầu thuộc Viện Hàn lâm khoa học Czech, nghiên cứu Hunga Tonga-Hunga Ha'apai và quá trình thay đổi của nó trong vài tuần qua rất quan trọng. Kiến thức thu thập được có thể giúp con người nhìn ra kết quả của sự tương tác nước - dung nham trên sao Hỏa cũng như trên các hành tinh khác thuộc hệ Mặt trời.

Hunga Tonga-Hunga Ha'apai trong nhiều năm nhô lên trên mặt biển như một đảo đá hẹp. Một vụ phun trào đầu năm 2015 tạo nên hòn đảo thứ 3 từ bụi và dung nham (liên kết với thực thể địa lý cũ) – tương tự như cấu trúc trên sao Hỏa, có thể cả sao Kim.

vu2022-01-17t095624z1388487229rc2x0s9xnednrtrmadp3tonga-volcano-satellite-1jpg-1073872-1642950111.jpg
Hình ảnh vụ phun trào của Hunga Tonga-Hunga Ha'apai giữa tháng qua - Ảnh: Getty Images

Đảo núi lửa như vậy thường xói mòn rất nhanh chóng, nhưng Hunga Tonga-Hunga Ha'apai lại tồn tại rất lâu. James Garvin - nhà khoa học đứng đầu Trung tâm Goddard của NASA tại bang Maryland - xem đây là cơ hội nghiên cứu tuyệt vời.

Nhóm của ông dùng vệ tinh quan sát cộng thêm tiến hành khảo sát dướt đáy biển để tìm hiểu cách thức đảo núi lửa hình thành, xói mòn và tồn tại. Họ muốn dùng kiến thức từ nghiên cứu trên Trái đất xem xét loạt núi lửa nhỏ trên sao Hỏa có thể đã hình thành hàng triệu năm trước lúc hành tinh đó có nước.

Sao Hỏa cũng được cho có nhiều núi lửa thường xuyên phun trào dung nham, một số đã nổ như Hunga Tonga-Hunga Ha'apai, nhà nghiên cứu Joseph Michalski thuộc đại học Hồng Kông cho biết. Ông còn nhận định môi trường biển quanh Hunga Tonga-Hunga Ha'apai cũng mô phỏng lại một số đặc điểm của môi trường trọng lực thấp trên hành tinh nhỏ như sao Hỏa – đem lại cơ hội tìm hiểu hành tinh đỏ.

Vụ nổ ngày 15.1 làm tăng kích thước đảo núi lửa. Giới khoa học đang theo dõi hòn đảo bằng vệ tinh quang học, radar và laser.

Nhà địa lý học Daniel Slayback thuộc Trung tâm Goddard cho biết phần lớn đảo núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai hiện đã xói mòn. Tuy nhiên, nhà khoa học Garvin xác định buồng magma khổng lồ nằm sâu dưới lớp vỏ Trái đất hình thành nên Hunga Tonga-Hunga Ha'apai sẽ tạo ra một hòn đảo khác.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ núi lửa phun trào tại Tonga giúp hiểu hơn về địa hình sao Hỏa, sao Kim