Bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga cho rằng do quan hệ cấp trên – cấp dưới và đây là việc bị cáo buộc phải làm, không làm không được; khi cấp trên đã chỉ thị, không thể không theo.

Vụ nâng điểm thi ở Sơn La: ‘Cấp trên đã chỉ thị, không thể không theo’

Thu Anh | 16/10/2019, 11:49

Bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga cho rằng do quan hệ cấp trên – cấp dưới và đây là việc bị cáo buộc phải làm, không làm không được; khi cấp trên đã chỉ thị, không thể không theo.

Ngày 16.10, HĐXX TAND tỉnh Sơn La tiếp tục tiến hành xét hỏi các bị cáo trong vụ án gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018. Theo đó, bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GD-ĐT Sơn La), để sửa được bài thi trắc nghiệm, bị cáo Nga đã cùng các bị cáo khác tẩy, xóa phần trả lời của thí sinh bị sai để thay thếbằng câu trả lời đúng.

Theo bị cáo Nga khai trước tòa, có 2 cách sửa. Thứ nhất, tẩy đáp án sai của thí sinh rồi tô lại đáp án đúng; cách 2 là tẩy hết đáp án rồi tô lại theo đáp án đúng.

Để thực hiện được việc này, “túi đựng bài thi phải không niêm phong”, và việc này đã được ông Trần Xuân Yến (nguyên PGĐ Sở GD-ĐT Sơn La) đồng ý. Trước khi thực hiện việc sửa bài thi, bị cáo không trao đổi với ai về cách sửa bài thi. Theo những kỳ thi trước, mọi người đều hiểu chỉ có các cách nêu trên mới có thể tiến hành sửa đáp án cho bài thi.

Một lần nữa, nữ bị cáo nhấn mạnh “chỉ trao đổi với ông Trần Xuân Yến và chỉ đưa ra ý kiến khi ông Yến hỏi”. Lý do giúp đỡ các thí sinh nâng điểm được bị cáo Nga đưa ra tại tòa là “do quan hệ cấp trên – cấp dưới và đây là việc bị cáo buộc phải làm, không làm không được; khi cấp trên đã chỉ thị, bị cáo không thể không theo”.

Các bị cáo tại tòa - Ảnh: T.A

“Cảm ơn thì cứ nhận thôi!”

Ngoài quan hệ cấp trên – cấp dưới, nữ bị cáo khẳng định không có mục đích hay động cơ gì khác. Họ đều nói là con cháu thân thiết, bị cáo rất nể và người ta đều tự động cảm ơn, bị cáo không đòi hỏi gì. Đứng trước HĐXX, bị cáo Nga tỏ ra ân hận trước hành động của mình, bị cáo nhận thức được sai phạm, “nhưng trong thời buổi này, lương thấp, quá vất vả nên bị cáo nghĩ người ta cảm ơn thì mình cứ nhận thôi”.

Theo cáo trạng, rất nhiều người đã tìm đến Nga để nhờ can thiệp, nâng điểm cho con em mình. Trường hợp nào mọi người đến nhờ bị cáo, bị cáo đều nói “cái này không hứa trước được, cứ biết thế đã”. Song, Nga không từ chối nhận danh sách các thí nhờ nâng điểm từ bất kỳ người nào. Thậm chí, sau khi Bộ GD-ĐT công bố kết quả điểm thi THPT Quốc gia năm 2018, có người đến cảm ơn Nga 1.040.000.000 đồng, bị cáo này vẫn vui vẻ cầm tiền.

Theo bị cáo Nga khai, bị cáo can thiệp nâng điểm thi cho thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia không hề có mục đích vụ lợi, không đòi hỏi vật chất, trừ 1 trường hợp họ tự đặt vấn đề và đến cảm ơn.

Theo cáo trạng, trong thời gian chấm thi, Nguyễn Thị Hồng Nga đã trực tiếp và thông qua các bị cáo khác trong vụ án để tiếp nhận thông tin của 40 thí sinh, thực hiện việc rút bài, sửa nâng điểm các môn thi trắc nghiệm; cùng bị cáo Đặng Hữu Thủy thực hiện việc xóa, quét lại bài thi đã sửa…

Ngoài ra, bị cáo Nga còn cùng 2 bị cáo khác rút phách môn thi tự luận để tác động nâng điểm cho 12 thí sinh. Là người chủ động thống nhất với các bị cáo về thời gian cùng nhau đến địa điểm rút bài thi mang về sửa, chuẩn bị phương tiện phục vụ cho việc sửa chữa bài thi.

8 bị cáo phải hầu tòa gồm Trần Xuân Yến (nguyên PGĐ Sở GD-ĐT Sơn La); Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GD-ĐT Sơn La). Cầm Thị Bun Sọn (Phó phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT Sơn La); Lò Văn Huynh (Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT Sơn La); Nguyễn Thanh Nhàn (Phó phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT Sơn La).

Đặng Hữu Thủy (Phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu); Đỗ Khắc Hưng và Đinh Hải Sơn (đều là cán bộ Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La).

Các bị cáo bị truy tố với tội danh “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Nhã Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ nâng điểm thi ở Sơn La: ‘Cấp trên đã chỉ thị, không thể không theo’