Con gái họa sĩ Tạ Tỵ là bà Tạ Thùy Châu vô cùng bối rối khi bị Tòa án nhân dân TP.HCM buộc phải chứng minh ông Tạ Văn Tỵ cha bà chính là… họa sĩ Tạ Tỵ.

Vụ kiện tranh giả: Tòa đòi con họa sĩ Tạ Tỵ phải chứng minh về cha mình

Tiểu Vũ | 25/08/2016, 07:22

Con gái họa sĩ Tạ Tỵ là bà Tạ Thùy Châu vô cùng bối rối khi bị Tòa án nhân dân TP.HCM buộc phải chứng minh ông Tạ Văn Tỵ cha bà chính là… họa sĩ Tạ Tỵ.

Như báo điện tử Một Thế Giới đã thông tin, bức xúc về việc tên của bố mình bị lợi dụngtrên bức tranh có tên là “Trừu tượng” trong bộ sưu tập "Những bức tranh trở về từ châu Âu"được triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCMvào tháng 7.2016 vừa qua, bà Tạ Thùy Châu, con gái cố họa sĩ Tạ Tỵ đã gửiđơn khởi kiệnđếnTAND TP.HCMyêu cầu xóa tên họa sĩ Tạ Tỵ trong bức tranh nói trên và đượcxin lỗi công khai vềsự mạo danh này.

Sau một tuần thụ lý, đến ngày 9.8, TAND TP.HCMđã rathông báo số 962/TB-TA, yêu cầu phía nguyên đơn là bà Tạ Thùy Châu phải chứng minh ông Tạ Văn Tỵ chính là họa sĩ Tạ Tỵ.

Tiếp nhận thông tin trên, bà Tạ Thùy Châu tỏ ra vô cùng ngạc nhiên trước yêu cầu của tòa án. Bà Châu chia sẻ: “Những người dân sống cùng khu phố với gia đình tôi mấy chục năm nay ai cũngbiết đây là nhà họa sĩ Tạ Tỵ. Giới hội họa trong và ngoài nước đềubiết họa sĩ Tạ Tỵ chính là cha ruột tôi. Ông đã mất năm 2004. Mọi giấy tờ liên quan về mặt nhà nước như giấy chứng tử, hộ khẩu, hộ tịch đều chỉghi là Tạ Văn Tỵ. Ngoài ra gia đình tôi không có bất cứ loại giấy tờ nàocủa nhà nước để chứng thực rằngông Tạ Văn Tỵ chính là họa sĩ Tạ Tỵ. Nhận được yêu cầu này của tòa án, gia đình chúng tôi vô cùng bối rối chưa biết sẽ giải quyết ra sao”.

Thông báo của Tòa án Nhân dân TP.HCM yêu cầu: "Chứng minh ông Tạ Văn Tỵ lấy bút danh Tạ Tỵ 52"

Có lẽ đây là trường hợp hiếm hoiở Việt Nam tòa án yêu cầu phải chứng minh sự liên quan giữa tên thật và nghệ danh, bút danh. Điềunày khiến cho giới làm nghệ thuật không khỏi giật mình khi ký quá nhiều bút danh trên tác phẩmmà chưa được luật pháp công nhận hoặc bảo hộ. Mặt khác họ cũng vô cùng bối rối không biết cơ quan chức năng nào đảm nhận việc đăng ký bút danh, búthiệu hoặc nghệ danhcủa họ.

Bút danh hay còn gọi là bút hiệu là tên đượccác văn nghệ sĩchọn để thay cho tên thật của mình, hoặc đi kèm với tên chính để xác nhận tác quyền trên những tác phẩm văn chương, nghệ thuật, đồng thời để biểu lộ một mục đích hay lý tưởng nào đó.

Theo một số tài liệu của các nhà nghiên cứu, bút danhxuất hiện đầu tiên tại Pháp. Vào thời Trung cổ, công dân Pháp bị buộc phải tòng quân, nếutrốn tránh sẽ bị tử hình. Do vậy, những người trốn lính phải lấy tên khác để che giấu tung tích. Tên đó Pháp ngữ gọi là “nom de guerre”, nghĩa là tênchiến tranh. Cũng vào thời Trung cổ, dân Pháp không có quyền tự do ngôn luận. Tác phẩm nào xúc phạm tới giới chức chính quyền hay tầng lớp giáo sĩ sẽ bị trừng phạt. Do vậy, các văn sĩ bắt chước kiểu tên “nom de guerre”, đặt ra “nom de plume”, tức là bút hiệu để giấulý lịch của mình trong đời sốngvăn chương. Ngày nay, người Mỹ vẫn mượn từ ngữ “nom de plume” của Pháp để chỉ về bút danh, bút hiệu.

Trong giới văn nghệ Việt Nam từ trước đến nay đa sốcác văn nghệ sĩ đều sử dụng bút danh trên mỗi tác phẩm của mình, có thể tham khảo một số ví dụ dưới đây:

Nhà thơ Nguyễn Thứ Lễ đặt bút danh theo cách nói lái thành Thế Lữ, nhà văn Nguyễn Tường Tam có bút danh là Nhất Linh, nhà văn Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri,nhà văn Trần Khánh Giư đảo lộn hai từ Khánh Giư thành Khái Hưng để làm bút danh, nhà thơ Cung Thúc Cần đặt bút danh là Cung Trầm Tưởng, nhà thơ Phạm Huy Thông bỏ bớt chữPhạm còn lại chữ Huy Thông để làm bút danh, nhà thơ Nguyễn Cự Phách lấy bút danh là Du Tử Lê,. Riêng trường hợp của nhà thơ Hàn Mặc Tử thì có đến 5 bút danh làMinh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh, Hàn Mạc Tử và sau cùng là Hàn Mặc Tử trong khi tên thật của ông là Nguyễn Trọng Trí…

Ngoài ra trong làng báo chí của những thế kỷ trước có nhiều bút danh không hề liên quan đến tên thật như: Thầy Gòn, Thiên Hổ, Thiên Cẩu, Tú Kếu, Tú Gàn, Tú Rua, Đốc Gàn, Đồ Dịch, Đạo Chích, Ký Còm, Đào Nương, Lão Móc, Bút Thép... Các họasĩ vẽ tranh hýhọa cho báo chí như: Tuýt, Etcetera, Chóe, Mõ, Mít, Hĩm…Gần đây có Đông Ki Rét, Bút Bi, Đồ Bì, Mõ Làng, DAD, Cu Làng Cát…

Hiện tại ởViệt Nam chưa có cơ quan nào chứng nhận nghệ danh cho nghệ sĩ. Việc đặt nghệ danh chỉ làquyền cá nhân, trong khi đó Bộ Tư pháp quản lý nghệ sĩ theo tên thật ghi trong giấy tờ. Nghệ danh cũng chưa được hợp pháp hóa, chưa được pháp luật bảo hộ nên sẽ vô cùng rắc rối nếu phải tranh chấp, thưa kiện trước tòa.

Quay trở lại trường hợp TANDyêu cầu bà Tạ Thùy Châu phải chứng minh công dân Tạ Văn Tỵ chính là ngườiký bút danh Tạ Tỵ thì quả thật vô cùng phức tạp. Điều này không chỉ gây rắc rối cho nguyên đơn mà còn tạo ra dư luận lo ngại trong giới văn nghệ và công chúng. Việc bà Châu phải chứng minh họa sĩ Tạ Tỵ chính là công dân Tạ Văn Tỵ còn khó hơn lên giời.

Qua vụ kiện tranh của con gái họa sĩ Tạ Tỵ có thể nhận thấy vẫn còn một khoảng trống trong Luật Sở hữu trí tuệ với các bút danh, bút hiệu, nghệ danh. Luật nàyngoài việc bảo hộ quyền tác giả của các nghệ sĩ cũng cần có những quy định chặt chẽ về việc đăng ký và bảo vệnghệ danh, bút danh cho họđể tránh những trường hợp vô cùng khó xử như trong vụ kiện mạo danh chữ ký của họa sĩ Tạ Tỵ.

Vài nét về họa sĩ Tạ Tỵ

Tạ Tỵ (1921-2004) tên thật là Tạ Văn Tỵ, là họasĩ, nhà thơ, nhà văn. Ông sinh ngày 3.5.1921 (tức ngày 26 tháng 3 năm Tân Dậu) tại Hà Nội. Nhưng trong giấy khai sinh của ông lại ghi là ngày 24.9.1922, vì khai muộn mất một năm. Tạ Tỵ đã thành danh khá sớm khi còn là sinh viên. Năm 1941, nhờ nhận một giải thưởng tranh, ông được đến thăm kinh đô Huế. Năm 1943, ông tốt nghiệp Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Và cũng năm này, bức tranh Mùa hècủa Tạ Tỵ đoạt một giải thưởng của Salon Unique.

Năm 1946, Tạ Tỵ cùng với nhiều họasĩ tham gia mặt trận Việt Minh chống Pháp và ông là người thầy dạy mỹ thuật đầu tiên tạiLiên khu 3. Tác phẩm Nhớ Hà Nộinăm 1947 (khổ20 x25cm) được Tạ Tỵ vẽ trong giai đoạn này. Tháng 5.1950, Tạ Tỵ rời khỏi vùng kháng chiến để trở về Hà Nội. Từ đầu thập niên 1950, ngoài tài vẽ chân dung hýhoạ, ông còn sáng tác trên nhiều lĩnh vực khác, như: truyện, thơ, kịch bản, bút ký... Năm 1951, ông triển lãm 60 bức tranh tại Hà Nội.

Sau 1954, ông vào Nam và sống ở Sài Gòn.Năm 1956, ông triển lãm hơn 60 bức tranh đầu tiên tại Sài Gòn. Năm 1961, ông triển lãm lần thứ hai 60 bức tranh lập thể và trừu tượng.

Sau năm1975, ông cùngvợ con định cư tại Mỹ. Trong thời gian sống tại nước ngoài, Tạ Tỵ tiếp tục sáng tác. Năm 2003 sau khi vợ ông qua đời, ông quyết định trở về Việt Nam với ước vọng sống những ngày cuối cùng ở quê hương. Ông mất năm 2004, hưởng thọ 83 tuổi.

Tác phẩm văn học nghệ thuật:
- Những viên sỏi (tập truyện), NXB Nam Chi Tùng Thư, 1962
- Yêu và thù (tập truyện), NXB Phạm Quang Khai, 1970
- Mười khuôn mặt văn nghệ (nhận định văn học), NXB Nam Chi Tùng Thư, 1970
- Phạm Duy còn đó nỗi buồn,NXB Văn Sử Học, 1971
- Cho cuộc đời (thơ), NXB Khai Phóng, 1971
- Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay (Nhận định văn học), NXB Lá Bối, 1972
- Bao giờ (tập truyện), NXB Gìn Vàng Gởi Ngọc, 1972
- Ý nghĩ (tạp văn), NXB Khai Phóng, 1974
- Ðáy địa ngục (hồi ký), NXB Thằng Mõ, 1985
- Những khuôn mặt văn nghệ - đã đi qua đời tôi (hồi ký), NXB Thằng Mõ, 1990
- Xóm nhà tôi (tập truyện), NXB Xuân Thu, 1992

Tiểu Vũ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ kiện tranh giả: Tòa đòi con họa sĩ Tạ Tỵ phải chứng minh về cha mình