Vụ kiện tranh giả của bà Tạ Thùy Châu, con gái của cố họa sĩ Tạ Tỵ lại có thêm diễn biến bất ngờ khi TAND TP.HCM đã quyết định không thụ lý vụ án mà chuyển đơn về cho TAND Q.4, TP.HCM để tiếp tục…nghiên cứu thụ lý.

Vụ kiện tranh giả danh Tạ Tỵ: Vòng vèo chưa có lối ra

Tiểu Vũ | 06/10/2016, 07:01

Vụ kiện tranh giả của bà Tạ Thùy Châu, con gái của cố họa sĩ Tạ Tỵ lại có thêm diễn biến bất ngờ khi TAND TP.HCM đã quyết định không thụ lý vụ án mà chuyển đơn về cho TAND Q.4, TP.HCM để tiếp tục…nghiên cứu thụ lý.

Chiều 5.10.2016, bà Tạ Thùy Châu con gái của cố họa sĩ Tạ Tỵ cho biết: Sau đúng2 tháng nhận đơnkiện vềviệc bàbuộc ông Vũ Xuân Chung xóa tên cố họa sĩ Tạ Tỵ ra khỏi bức tranh có tên Trừu tượng, phía TANDTP.HCM đã chuyển đơn của bà kèm theo tài liệu chứng cứ về cho TAND Q.4 TP.HCM để tiếp tục nghiên cứu giải quyết.

Trong thông báo gửi cho bà Tạ Thùy Châu, TAND TP.HCM nêu rõ lý do chuyển đơn về TAND Q.4 như sau: “Tòa nhận thấy tranh chấp giữa các bên là tranh chấp dân sự, vụ án không có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài nên không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND TP.HCM”.

Thông báo gửi cho bà Châu được thẩm phán Châu Kim Anh của TAND TP.HCM ký tên và đóng dấu cũng đã viện dẫn một số điều khoản trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 để làm căn cứ cho việc chuyển đơn này là đúng quy định của pháp luật.

Công văn của TAND TP.HCM gởi cho bà Tạ Thùy Châu

Phản ứng trước việc TAND TP.HCM không thụ lý vụ án và chuyển đơn kiện của mình về tòa án cấp quận, bà Tạ Thùy Châu khá bức xúc, bà cho rằng tòa đã giải quyết vụ việcquá lê thê chậm trễ. Từ khi nhận đơn đến khi quyết định chuyển đơn về cấp quận đến 2 tháng là quá thời gian quy định của pháp luật. “Với một tòa án cấp thành phố mà nghiên cứu đơn đến 2 tháng vẫn không tìm ra hướng thụ lý vụ án thì ở tòa án cấp quận sẽ nghiên cứu đến bao giờ ?” – Bà Châu đặt câu hỏi.

Luật sư Nguyễn Hữu Đức người đại diện pháp luật cũng là chồng của bà Châu tỏ ra rất khó hiểu với quyết định này của TAND TP.HCM. Ông Đức nói: “TAND TP.HCM cho rằng vụ việc không có “yếu tố nước ngoài” là rất vô lý bởi đương sự có liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi là ôngJean-François Hubert quốc tịch Pháp, ông ấy còn làchuyên gia cao cấp về nghệ thuật Việt Nam và châu Á của Hãng đấu giá Christie’s Hong Kong, người bán 17 bức tranh cho ông Vũ Xuân Chung, trong đó có bức tranh mang tênTrừu tượng ký giả chữ ký của cố họa sĩ Tạ Tỵ”

Giải thích vềsự vô lý củaTAND TP.HCM khi nhận định không cóyếu tố “đương sự nước ngoài” trong vụ kiện, luật sư Nguyễn Hữu Đức viện dẫn: “Tại điều 68 khoản 1, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã định nghĩa “đương sự “là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” trong vụ kiện này, ôngHubert là người nước ngoài không định cư làm ăn, học tập, công tác tại Việt Nam,tức là ông ấy là ngườinước ngoài, và là người đã ký xác nhận đây chính là bức tranh do họa sĩ Tạ Tỵ vẽ. Căn cứ chứng nhận đó đó ông Vũ Xuân Chung mới đem triển lãm. Theo tôi, ông Hubert chính là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tức là một trong những đương sự".

Tôi nhận thấy công văn số 472 về việc chuyển đơn kiệncủa TAND TP.HCM về TAND Quận 4 của TAND TP.HCM với lý do “không có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài là không thỏa đáng” – Luật sư Nguyễn Hữu Đức nêu quan điểm.

Luật sư Nguyễn Hữu Đức tại văn phòng

Luật sư Nguyễn Hữu Đức cho rằng, việc TAND TP.HCM không thụ lý vụ án theo cấp của mình mà chuyển về cho TAND cấp quận là bất hợp lý, việc mạo danh tên tác giả tuy không thiệt hại về vật chất nhưng thiệt hại về tinh thần.Theo luật dân sự thì người gây thiệt hại sẽ phải bồi thường và đây là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,theo đó người bị thiệt hại có quyền chọn lựa tòa án nơi thụ lý đơn khởi kiện theo nội dung quy định tại điểm d khoản 1 điều40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: “nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng thì nguyên đơn có quyền yêu cầu hoặc chọn lựa tòa án để thụ lỵ vụ việc".

“Tôi vẫn chưa hiểu tại sao TAND TP.HCMkhông trao đổi với nguyên đơn trước khi chuyển đơn khởi kiện về nơi cư trú của bị đơn?. Ngoài ra cũng theo quy định tại khoản 3 điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 TAND quận, huyện không có thẩm quyền giải quyết các trường hợp đương sự và tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp đối với các cơ quan tư pháp nước ngoài, do đó việc áp dụng luật của TAND TP.HCM khi chuyển đơn khởi kiện về Quận 4 tức nơi cư trú của ông Vũ Xuân Chungcũng cần phải cân nhắc về thủ tục.” - Luật sư Đức bức xúc.

Đây là vụ án chưa từng có tiền lệ liên quan đến sở hữu trí tuệnên bà Châu gặp vôkhó khăn về thủ tục ,cách thu thập tài liệu chứng cứ cung cấp cho tòa. Trong hai tháng bà Châu phải trực tiếp đến tòa án hơn 6 lần làm việc. Bên cạnh đó tòa án cũng tỏ ra khá tung túng khi giải quyết vụ kiện hi hữu này. Tuy nhiên bàTạ Thùy Châu,khẳng định bà sẽ quyết theo đuổi vụ kiện này đến cùng để làm sáng tỏ nghi án tranh giả đang nhức nhói trong dư luận. BàChâu tin nếu vụ kiện được xét xử một cách công minh thìnền mỹ thuật Việt Nam mới phát triển trong sáng được. Bà Châu hi vọng sự công tâm của pháp luật sẽ trả lại tên tuổi của danh họa Tạ Tỵ đãbị người khác lợi dụngđể trục lợi bất chính.

Chứng thực của ông Jean-François Hubert cho bức tranh "Trừu tượng" là do họa sĩ Tạ Tỵ vẽ (bên trái là xác nhận có đóng dấu tròn của lãnhsự quán Pháp)

Liên quan đến nghi án tranh giả, trước đó điện tửMột Thế Giớiđã có loạt bài phản ảnh vềtriển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu” của nhàsưu tầm Vũ Xuân Chung diễn ra từ ngày 10 -21.7.2016 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Triển lãm nàytrưng bày 17 tác phẩm được cho là của các danh họa thuộc Trường Mỹ thuật Đông Dương. Sau khi triển lãm diễn ra được ít giờ thì lập tức bị giới mỹ thuật phát hiện toàn bộ những bức tranh ở đây là tranh giả. Đỉnh điểm của sự việc là vào ngày 19.7, họa sĩ Thành Chương phát hiện ra bức tranh có tên làTrừu tượngký tên họa sĩ Tạ Tỵ vẽ vào năm 1952là bức tranhChân dung cô Kim Anhdo chính ông vẽ.

Trước các nghi vấn nêutrên, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đã thành lập một hội đồng giám định gồm nhiều họa sĩ, chuyên gia trong nghành mỹ thuật Việt Nam để thẩm định lại 17 bức tranh đang được triển lãm ở đây. Sau đó hội đồng thẩm định đã đưa ra kết luận cuối cùng là15 bức tranh thuộc bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung đang triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM không phải bản vẽ do tác giả đứng tên thực hiện. 2 bức tranh trong bộ sưu tập nàymạo danh chữ ký tác giả (họa sĩ Tạ Tỵ và họa sĩ Sỹ Ngọc). Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM cũng đã xin lỗi đến công chúng vì đã chấp thuận để triển lãm diễn ra tại bảo tàng khi các thông tin chưa đủ tính xác thực. Ngoài ra Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCMcũng đềnghị các cơ quan chức năng tạm giữ17 bức tranh thuộc bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung để phục vụ công tác điều tra.

Tuy nhiên đến ngày 22.7,vợ chồngnhà sưu tập Vũ Xuân Chung đã đến Bảo tàng Mỹthuật TP.HCMnhận lại toàn bộ 17 bức tranh sau 10 ngày được triển lãm ở đây mà không gặpphải bất cứ trở ngại gì từ phía bảo tàng cũng như các cơ quan chức năng.

Tiếp đến vào ngày 3.8.2016 con gái của cố họa sĩ Tạ Tỵ là bà Tạ Thùy Châu cùng chồng là luật sư Nguyễn Hữu Đức đãchính thức đệ đơn kiện lên Tòa án nhân dân TP.HCM yêu cầu phía tòa án làm rõ những khuất tất đằng sau vụ mạo danh chữ ký của họa sĩ Tạ Tỵ trong bức tranh có tênTrừu tượng. Bị đơn của bà Châu là ông Vũ Xuân Chung người đang sở hữu bức tranh được cho là mạo danh chữ ký của họa sĩ Tạ Tỵ và người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan làông Jean-François Hubert,quốc tịch Pháp.

Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ kiện tranh giả danh Tạ Tỵ: Vòng vèo chưa có lối ra