Những lời phát biểu đầy thiện chí của Kim Yo Jong được đánh giá là có thể gây ra và xoáy sâu vào sự chia rẽ hiện nay giữa Hàn Quốc và Mỹ, biện pháp đáp trả tốt nhất đối với những sức ép lên chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Vũ khí bí mật của Bắc Triều Tiên: Nụ cười của Kim Yo Jong?

Nhàn Đàm | 13/02/2018, 11:49

Những lời phát biểu đầy thiện chí của Kim Yo Jong được đánh giá là có thể gây ra và xoáy sâu vào sự chia rẽ hiện nay giữa Hàn Quốc và Mỹ, biện pháp đáp trả tốt nhất đối với những sức ép lên chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Nhà lãnh đạo tối cao Bắc Triều Tiên Kim Jong Un vừa triển khai một loại vũ khí mới tại Thế vận hội mùa Đông Pyeongchang, Hàn Quốc nhằm chống lại các lệnh trừng phạt của chính quyền Donald Trump và các mối đe dọa khác với chương trình hạt nhân của mình: người em gái Kim Yo Jong.

Chuyến đi tới Hàn Quốc lần này của người em gái của ông Kim Jong Un là Kim Yo Jong có thể xem là một sự kiện lịch sử. Kim Yo Jong đã bắt tay Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, lên tiếng chào mừng một đội tuyển thể thao Triều Tiên thống nhất tại Thế vận hội mùa Đông Pyeongchang, và thể hiện sự hài hước trong các cuộc họp vào cuối tuần. Kim cũng đã gửi một bức thư mời Tổng thống Moon Jae-in tới gặp anh trai mình trong cuộc họp thượng đỉnh ở Bình Nhưỡng, và yêu cầu ông Moon giữ một vai trò chủ chốt trong quá trình thống nhất hai miền Triều Tiên sau gần bảy thập kỷ chia rẽ.

Những bài phát biểu của người em gái nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên cũng được đánh giá là tạo thiện cảm lớn đối với công chúng. Trong bữa tiệc tối Chủ Nhật trước khi lên đường quay về, Kim đã có những phát biểu đáng chú ý: “Thành thực mà nói tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ có mặt ở đây, tôi đã nghĩ rằng mọi thứ sẽ rất lạ và khác biệt đối với mình. Nhưng mọi thứ ở đây đều tương tự và giống với nơi tôi sống. Tôi hy vọng chúng ta có thể nhanh chóng hòa giải và gặp lại nhau ở Bình Nhưỡng''.

Những lời phát biểu đầy thiện chí của Kim Yo Jong được đánh giá là có thể gây ra và xoáy sâu vào sự chia rẽ hiện nay giữa Hàn Quốc và Mỹ, biện pháp đáp trả tốt nhất đối với những sức ép lên chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Chuyến thăm của Kim đã tạo ra một cuộc tấn côngchống lại những lời tuyên truyền của Mỹ rằng Kim Jong Un là một kẻ độc tài điên rồ đang khiến dân tộc Triều Tiên chịu nhiều đau khổ và sẽ có thể phá hủy New York hay Los Angeles nếu muốn.

Sự tham gia của đoàn vận động viên Bắc Triều Tiên vào Thế vận hội mùa Đông đang diễn ra ở Hàn Quốc đã cho phép Kim Jong Un làm suy yếu đáng kể chiến dịch gây áp lực của Tổng thống Donald Trump, khi một số lệnh trừng phạt đã được tạm hoãn cho đến khi Thế vận hội chấm dứt. Trong nỗ lực thúc đẩy hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Moon, Kim được cho là tìm cách củng cố những lợi ích quan trọng nhất, một trong số đó là yêu cầu vẫn được duy trì kho vũ khí hạt nhân để ngăn chặn một cuộc xâm lăng có thể xảy ra từ phía Mỹ.

Vấn đề đặt ra sau chuyến thăm Hàn Quốc của Kim Yo Jong là liệu Mỹ và Hàn Quốc có thể thống nhất với nhau trong việc tiếp tục duy trì áp lực lên Triều Tiên cũng như các biện pháp trừng phạt hạn chế xuất khẩu. Trong khi các cố vấn của Tổng thống Trump đã đe dọa khả năng tiến hành động thái quân sự để ngăn chặn Kim Jong Un có khả năng tấn công nội địa Mỹ bằng vũ khí hạt nhân, thì Tổng thống Moon lại đang hướng tới việc tìm kiếm giải pháp nhằm tránh một cuộc chiến có thể tàn phá Hàn Quốc và các vùng lân cận trong khu vực.

Andrea Lankov, nhà sử học tại Đại học Kookmin ở Seoul, cho rằng đề xuất của Kim Jong Un vềhội nghị thượng đỉnh là một bước đi thành công ngoài sức tưởng tượng. Ông Moon Jae-in sẽ khiến Donald Trump khó chịu nếu như chấp nhận lời mời tới Bình Nhưỡng, còn nếu từ chối sẽ tạo ra ấn tượng rằng Mỹ và Hàn Quốc thiếu thiện chí và đang là tác nhân châm ngòi cho những bất ổn chứ không phải Bắc Triều Tiên.

Dấu hiệu bất đồng trong liên minh Mỹ - Hàn đã bắt đầu xuất hiện ngay sau đó. Văn phòng của Tổng thống Moon đang phát đi những tín hiệu mâu thuẫn và không rõ ràng về việc liệu ông có chấp nhận lời mời tới Bình Nhưỡng hay không, và cố tỏ ra cứng rắn khi phát ngôn viên của Phủ Tổng thống sau đó đã tuyên bố rằng điều kiện tiên quyết cần phải được đáp ứng trước. Trong khi đó, theo một quan chức cấp cao của Nhà Trắng, thì Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã không thảo luận với ông Moon về lời mời của Bắc Triều Tiên khi họ cùng tới xem một sự kiện thể thao tại Thế vận hội Pyeongchang. Phát biểu trước báo giới sau đó, ông Pence cho biết Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong việc cô lập Bắc Triều Tiên cho đến Kim Jong Un chấp nhận từ bỏ chương trình hạt nhân của mình.

Nhưng, theo các nhà quan sát Bắc Triều Tiên thì Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ tiếp tục ủng hộ cách thức đó. Ông Moon đắc cử chức Tổng thống với lời cam kết sẽ đưa ra một cách thức tiếp cận mềm mỏng hơn với Bình Nhưỡng và đã không ít lần công khai ý định tìm kiếm một hội nghị thượng đỉnh với Kim Jong Un. Ông Moon cũng là người phản đối triển khai chương trình phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc, và trong năm ngoái đã tuyên bố sẽ ngăn chặn chiến tranh bằng mọi giá sau khi ông Trump đe dọa khả năng một cuộc chiến chống lại Bắc Triều Tiên.

Theo Malcolm Davis, chuyên gia phân tích cao cấp của Học viện Chính sách Chiến lược Australia, thì: “Có thể ông Moon sẽ không muốn bỏ lỡ cơ hội để thực hiện chính sách Ánh Dương và hòa bình mới. Một chuyến đi tới Bình Nhưỡng có thể khiến chính quyền Donald Trump giận dữ và tạo ra lo ngại từ phía Mỹ rằng ông Moon đang nhượng bộ Bắc Triều Tiên quá mức cần thiết.”

Không chỉ phải đối mặt với áp lực từ phía Mỹ, mà ông Moon cũng đang phải đối mặt với nguy cơ ở chính Hàn Quốc. Mức ủng hộ của ông hiện dù vẫn ở mức khá cao là 63%, nhưng đã giảm đi sau khi ông thúc đẩy việc thành lập một đội bóng khúc côn cầu nữ thống nhất của hai miền Triều Tiên. Các nhóm bảo thủ đã phản ứng dữ dội khi các vận động viên Bắc Triều Tiên xuất hiện tại Thế vận hội Pyeongchang đang diễn ra.

Theo Joseph DeTrani, người đã trợ giúp một thỏa thuận vào năm 2005 về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên, thì Tổng thống Moon Jae-in sẽ chấp nhận tới Bình Nhưỡng dự hội nghị thượng đỉnh nếu Kim Jong Un đồng ý thảo luận các vấn đề hạt nhân và tên lửa cũng như quay trở lại cuộc đàm phán 6 bên về việc phi hạt nhân hóa. Điều này cũng trùng khớp với những tuyên bố trước đây của các quan chức chính quyền Donald Trump khi được hỏi về khả năng đàm phán, cũng có nghĩa là chuyến đi của ông Moon sẽ không khiến người Mỹ khó chịu.

Tuy nhiên, Bắc Triều Tiên ở thời điểm hiện tại có vẻ như vẫn chưa có dấu hiệu sẵn sàng để thảo luận về vấn đề phi hạt nhân hóa. Các nhà đàm phán Bắc Triều Tiên đã phản đối vào tháng trước khi phía Hàn Quốc đưa ra vấn đề này trong các cuộc đàm phán về Thế vận hội. Tuần trước, một bài bình luận của Cơ quan Thông tấn Trung ương Hàn Quốc đã gọi mục tiêu phi hạt nhân hóa là “một giấc mơ hoang đường không bao giờ thành hiện thực''.

Nhàn Đàm(theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vũ khí bí mật của Bắc Triều Tiên: Nụ cười của Kim Yo Jong?