Sau khi bị thẻ vàng IUU, xuất khẩu hải sản vào thị trường EU giảm đáng kể. Trong 8 tháng đầu năm đạt 252 triệu USD, giảm 25%.

Vụ EU phạt thẻ vàng hải sản Việt Nam: Khó ‘tẩy’ thẻ

Anh Đủ | 25/09/2018, 17:40

Sau khi bị thẻ vàng IUU, xuất khẩu hải sản vào thị trường EU giảm đáng kể. Trong 8 tháng đầu năm đạt 252 triệu USD, giảm 25%.

Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đánh giá, xuất khẩu có chiều hướng giảm sâu và liên tục trong trong 2018.

Theo bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Vasep.Pro, xuất khẩu hải sản sang EU vẫn duy trì tăng trưởng 2 con số qua các tháng nhưng giá trung bình tăng là do nguồn cung khan hiếm. Sản phẩm chủ lực cá ngừ là mặt hàng duy nhất tăng trưởng dương cao nhất. Nhưng mặt hàng này có giá trị cao hơn do giá trung bình xuất khẩu cao hơn năm trước từ 5 – 7%. Nếu so với cùng kỳ, tốc độ tăng trưởng qua từng tháng đều thấp hơn.

Các DN xuất khẩu hải sản xuất khẩu vào Âu châu cho hay, từ khi bị thẻ vàng các nước trong khối đều tăng cường kiểm tra các lô hàng từ Việt Nam. Tuy nhiên quá trình kiểm tra trong một năm qua các lô hàng không có bất cứ vấn đề gì về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Chỉ vướng mắc vấn đề quản lý tàu thuyền ở các địa phương. Tổng kim ngạch xuất khẩu hải sản vào EU khoảng 300 – 400 triệu USD/năm, không phải số lượng lớn nhưng nó là thách thức lớn để các nhà xuất khẩu hải sản VN thoát khỏi một nghề cá nhỏ lẻ trở thành một ngành nghề mang tính hiện đại, có trách nhiệm và phát triển bền vững.

Tại Hội nghị đánh giá 1 năm triển khai chương trình doanh nghiệp hải sản cam kết chống khai thác IUU, tổ chức tại TP.HCM ngày 25/9. Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Chủ tịch Ủy banHải sản VASEP cho biết, trong một năm qua, từ DN đến từ cơ quan quản lý địa phương, nhà nước và chỉnh phủ đều tập trung nỗ lực vào công việc chính là giải quyết tháo gỡ thẻ vàng IUU. Thủ tướng chính phủ cũng đã đưa ra chỉ thị ngăn chặn tàu thuyền đánh bắt trên các vùng biển nước ngoài thể hiện quyết tâm của chỉnh phủ là làm mọi cách ra khỏi thẻ vàng. Luật thủy sản cũng được quốc hội thông qua…

Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều những vấn đề chưa thể khắc phục được, chẳng hạn việc quản lý tàu thuyền ở địa phương khá khó khăn do lượng tàu thuyền quá lớn mà nhân lực quản lý thuộc cơ quan nhà nước tại các địa phương còn hạn chế. Công tác quản lý từ cảng, biên phòng, chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa được liên thông một cách tốt nhất. Dẫn đến những loại giấy tờ khai báo theo yêu cầu của EU vẫn đang vướng ở các đia phương. Dù các tỉnh thành có nghề cá vẫn đang được tập huấn ráo riết.

Theo quy định, đến ngày 1/1/2019 EU sẽ kiểm tra lại những hành động Việt Nam đã làm từ đó quyết định rút thẻ vàng hay không. “Tuy nhiên, với những phần việc mà chúng ta đang làm, tôi nghĩ việc rút thẻ là rất khó, chúng ta hy vọng giữ được thẻ vàng và sống chung với nó một thời gian nữa là may lắm rồi”, bà Sắc nói.

Đại diện VASEP cho hay, tồn tại lớn đối với hải sản xuất khẩu hiện nay là nghề cá vốn hoạt động theo phương thức truyền thống.Nghề cá nhân dân, đội tàu đông nhưng hoạt động nhỏ lẻ… nên để chuyển đổi sang một nghề cá quy mô, bền vững có trách nhiệm cần đầu tư dài hạn. Yêu cầu đầu tiên là cần thiết lập mộ hệ thống cơ sở dữ liệu, mà để thiết lập hệ thống này cần tới ít nhất một vài năm. Khi có dữ liệu rồi mới có thể thuyết phục Âu châu là làm có hệ thống, có báo cáo, minh bạch.

Thêm vào đó, dù Chính phủ, DN cũng như ngư dân đang nỗ lực để gỡ thẻ nhưng vẫn có một số điểm cần lưu tâm. Đó là, EU muốn VN thể hiện nỗ lực là không có tàu đi đánh bắt phạm pháp, bắt buộc phải xử phạt nặng với những tàu đi đánh bắt bất hợp pháp tại các vùng biển của Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Campuchia. Dù cơ quan quản lý khá mạnh tay với các tàu đánh bắt trái phép nhưng vẫn có nhiều tàu bất chấp bởi theo bà Sắc, mức phạt hoạt động trái phép dù lên đến hàng tỷ đồng nhưng nếu các tàu đánh bắt trái phép không bị phát hiện có thể thu lời bất chính nhiều tỷ đồng nên họ vẫn bất chấp. Do vậy DN cho rằng, cần có những biện pháp mạnh.

Với những lý do kể trên, bà Sắc cho rằng, thời hạn một quý nữa khó có thể lấy lại thẻ xanh cho hải sản VN, mà chỉ cố duy trì thẻ vàng như hiện tại và không đẻ EU rút thẻ đỏ. Để làm được điều này, bà Sắc cho rằng ngoài nỗ lực của DN, ngư dân còn phải cần đến nỗ lực từ chính phủ nữa. Trong đó, Chính phủ nên có những chính sách tài trợ thiết bị cho các tàu thuyền giúp các tàu có được thông tin định vị. Những thông tin dữ liệu mà thị trường châu Âu cần. Đây là một trong những đòi hỏi quan trọng để EU bỏ thẻ vàng cho hải sản Việt Nam. Đồng thời cần mạnh mẽ loại bỏ những tàu bất hợp pháp. Vì hoạt động này không được ngăn chặn sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến cả ngành xuất khẩu hải sản của Việt Nam.

Những biện pháp nêu trên theo VASEP không chỉ nhằm mục đích xóa bỏ thẻ vàng IUU, mà nó còn là tương lai của ngành hải sản VN. Với hàng triệu người sống bằng nghề cá dọc đường biển kéo dài từ Bắc vào Nam. Hơn nữa chiến lược kinh tế 4.0 của Chính phủ cũng có thể đưa vào hải sản để biến một ngành từ nhỏ lẻ sang hiện đại, công nghiệp. Đây là thách thức cũng là cơ hộ để ngành cả và chính phủ sắp xếp lại một cách bài bản.

Bảo Ngọc
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ EU phạt thẻ vàng hải sản Việt Nam: Khó ‘tẩy’ thẻ