Chiều 2.11, HĐXX TAND TP.Hà Nội sẽ tuyên bản án sơ thẩm với 12 bị cáo trong vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại BIDV cùng các công ty liên quan.

Vụ BIDV: Chưa thể làm rõ nguồn tiền 10,4 triệu USD do con trai ông Trần Bắc Hà bỏ trốn

Nhã Thanh | 01/11/2020, 17:00

Chiều 2.11, HĐXX TAND TP.Hà Nội sẽ tuyên bản án sơ thẩm với 12 bị cáo trong vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại BIDV cùng các công ty liên quan.

Trần Duy Tùng bị cáo buộc "rửa tiền" hơn 10 triệu USD

Hiện bỏ trốn và bị cơ quan điều tra ra quyết định truy nã quốc tế,  con trai ông Trần Bắc Hà là Trần Duy Tùng (Tổng giám đốc Tập đoàn An Phú) được xác định có dấu hiệu vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới hoặc rửa tiền.

Cụ thể, Trần Duy Tùng nhờ Trần Anh Quang và Thái Thành Vinh đứng tên tham gia góp vốn vào Tập đoàn An Phú. Tập đoàn An Phú được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài để thành lập liên doanh Công ty SHH Viêng Chăn với số vốn gần 300 tỉ đồng.

Từ năm 2013 - 2015, Tùng và Vinh đã nộp 10,4 triệu USD tiền mặt vào tài khoản của Vinh mở tại Ngân hàng liên doanh Lào - Việt (LaoVietBank). Sau đó, Tùng dùng 10 triệu USD từ tài khoản của Vinh chuyển sang Công ty Outhid Houng Heang. Tập đoàn An Phú chuyển sang Lào 4 triệu USD. Công ty Outhid Houng Heung thay mặt Công ty SHH Viêng Chăn chuyển 10 triệu USD góp vốn vào tài khoản của LaoVietBank để góp 10% vốn điều lệ...

Theo cáo trạng, việc Tập đoàn An Phú xin cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài thành lập liên doanh là Công ty SHH Viêng Chăn, thực hiện góp vốn vào LaoVietBank là để hợp thức hóa và che giấu hành vi đầu tư ra nước ngoài trái phép của Trần Duy Tùng, Thái Thành Vinh và Trần Anh Quang.

Hành vi nộp trái phép 10,4 triệu USD của Trần Duy Tùng và Thái Thành Vinh có dấu hiệu của tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới hoặc rửa tiền. Tuy nhiên, do Trần Duy Tùng và Thái Thành Vinh đang bỏ trốn, chưa thể ghi lời khai để làm rõ nguồn tiền 10,4 triệu USD.

Trong phần tự bào chữa trước tòa, bị cáo Trần Anh Quang (cháu họ ông Trần Bắc Hà) - cựu Tổng giám đốc Công ty Bình Hà cho biết khi làm tại Công ty Bình Hà (công ty “sân sau” của ông Trần Bắc Hà) vay
đều thực hiện theo chỉ đạo của Tùng. Tiền thu từ việc bán bò đã nộp vào để góp vốn, phục vụ sự phát triển của công ty, không hề sử dụng cho cá nhân.

Ngoài ra, Trần Anh Quang cũng nhiều lần nhấn mạnh tới việc bản thân chỉ là tài xế, vị trí Tổng giám đốc “chỉ là cái bóng” bởi không có trình độ chuyên môn nhưng được Trần Duy Tùng dựng lên làm Tổng giám đốc Công ty Bình Hà để dễ dàng điều hành, “lách luật” với mục đích vay vốn của BIDV.

bidv.jpg
Chiều 2.11, HĐXX TAND TP.Hà Nội sẽ tuyên án đối với 12 bị cáo - Ảnh: N.A

Sức ép lớn từ ông Trần Bắc Hà

Trong phiên tòa xét xử vụ án BIDV liên quan đến ông Trần Bắc Hà diễn ra tại TAND TP.Hà Nội, do hầu hết các bị cáo trong vụ án đều thừa nhận hành vi phạm tội và mong HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt nên đa số các luật sư đều tập trung phân tích vai trò, động cơ phạm tội của thân chủ.

Luật sư bào chữa cho bị cáo Trần Lục Lang (cựu Phó tổng giám đốc BIDV) cho biết thân chủ của mình “từng là cái tên rất quyền lực ở BIDV”, nhưng trong sai phạm tại dự án cho Công ty Bình Hà vốn thì vai trò của ông Lang rất mờ nhạt. Hơn nữa, ông Lang bị cáo buộc ký văn bản chỉ đạo cho vay và 8 lần sửa đổi điều kiện nhưng thực tế đều “ký với tinh thần chỉ đạo chung từ HĐQT BIDV”.

Cụ thể, theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ năm 2011 - 2016, lợi dụng chức trách được giao, ông Trần Bắc Hà (cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV) đã chỉ đạo cấp dưới tại BIDV và BIDV chi nhánh Hà Tĩnh, chi nhánh Hà Thành cho Công ty Bình Hà và Công ty Trung Dũng vay trái quy định, gây thất thoát cho BIDV số tiền đặc biệt lớn là 1.664 tỉ đồng.

Trong đó, VKS nhận định Công ty Bình Hà mới thành lập, chưa có bất cứ hoạt động kinh tế phát sinh, thuộc doanh nghiệp chưa đủ điều kiện xếp hạng tín dụng theo tiêu chuẩn của BIDV; vốn tự có và tài sản bảo đảm không đủ điều kiện để cấp tín dụng theo chính sách tín dụng của BIDV; hồ sơ pháp lý của dự án chưa đầy đủ, chưa đánh giá hết phương án kinh doanh và phương án trả nợ khi dự án không hiệu quả.

Dù đã đánh giá và thẩm định dự án có 8 yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án nhưng theo sự chỉ đạo của ông Trần Bắc Hà, BIDV đã thẩm định, đề xuất và phê duyệt cho Công ty Bình Hà vay vốn.

Trong quá trình giải ngân, BIDV đã không kiểm soát dòng tiền có được sau kinh doanh, để các cổ đông Công ty Bình Hà sử dụng vốn vay không đúng mục đích, thông qua các nhà thầu chiếm đoạt và chiếm dụng tiền giải ngân của BIDV... Tổng dư nợ của Công ty Bình Hà tại BIDV không có khả năng thu hồi là hơn 799 tỉ đồng.

Bài liên quan
Vụ BIDV: VKS đề nghị tiếp tục phong tỏa tài khoản của cha con ông Trần Bắc Hà
Sáng 28.10, kết thúc phần xét hỏi, đại diện Viện KSND TP.Hà Nội đã tiến hành luận tội đối với các bị cáo trong vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại BIDV và các công ty liên quan.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ BIDV: Chưa thể làm rõ nguồn tiền 10,4 triệu USD do con trai ông Trần Bắc Hà bỏ trốn