Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới về vấn đề “áp dụng chính sách hình sự đặc biệt”, luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết Bộ luật Hình sự chưa có quy định chính sách hình sự đặc biệt.

Vụ AVG: Chưa có chính sách hình sự đặc biệt trong Bộ luật Hình sự

Bùi Trí Lâm | 04/09/2019, 19:23

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới về vấn đề “áp dụng chính sách hình sự đặc biệt”, luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết Bộ luật Hình sự chưa có quy định chính sách hình sự đặc biệt.

Theo kết luận của Cơ quan điều tra (Bộ Công an) về thương vụ Mobifone mua AVG, hành vi của bị can Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty AVG đã phạm vào tội "Đưa hối lộ" quy định tại Khoản 4, Điều 364 Bộ Luật Hình sự năm 2015.

"Bị can Vũ đã chủ động hủybỏ thỏathuận và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, tự nguyện trả lại Mobifone toàn bộ số tiền đã nhận từ Mobifone tính cả lãi và chi phí dự án góp phần làm giảm tối đa thiệt hại cho nhà nước. Gia đình bị can Vũ có công với cách mạng, ngoài ra bị can Vũ cũng có nhiều đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội chất độc da cam, bom mìn, mồ côi, các hoạt động an sinh xã hội…

Do đó, cơ quan điều tra đề nghị quá trình truy tố, xét xử xem xét các tình tiết giảm nhẹ, áp dụng chính sách hình sự đặc biệt phù hợp khi lượng hình với bị can”, kết luận điều tra nêu.

Không riêng ông Vũ, ông Trương Minh Tuấn, nguyên Bộ trưởng Bộ TT-TT bị cáo buộc thực hiện theo chỉ đạo của ông Nguyễn Bắc Son trong việc ký quyết định phê duyệt đầu tư dự án khi chưa có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của Thủ tướng. Việc này gây thiệt hại gần 6.500 tỉ đồng theo phương pháp tài sản.

Ngoài ra, ông Tuấn còn được Phạm Nhật Vũ hối lộ 200.000 USD khi dự án hoàn thành. Bị can bị đề nghị truy tố theo khoản 3 tội Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và khoản 4 tội Nhận hối lộ.

Với nhiều tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn khai báo, nhiều thành tích trong công tác và tự nguyện nộp lại tiền hưởng lợi bất chính, ông Tuấn được cơ quan điều tra đề nghị xem xét giảm nhẹ, áp dụng chính sách hình sự đặc biệt khi lượng khung hình phạt.

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới về vấn đề “áp dụng chính sách hình sự đặc biệt”, luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết Bộ luật Hình sự chưa có quy định chính sách hình sự đặc biệt.

Ông Hùng chia sẻ, theo quy định Bộ luật Hình sự thì, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có thể kể đến như: Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra… Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

Theo ông Hùng, các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật Hình sự 2015 quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

“Hiện bộ luật không ghi cụ thể các tình tiết như đóng góp cho Phật giáo, hội chất độc da cam, bom mìn, mồ côi, các hoạt động an sinh xã hội… là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tôi cũng chưa thấy trong Bộ luật Hình sự quy định về chính sách hình sự đặc biệt. Tôi cho rằng cần dựa vào các quy định pháp luật cụ thể vừa bảo đảm xử lý đúng luật, khách quan và công bằng”, ông Hùng nói.

Cũng theo luật sư này, cơ quan điều tra, viện kiểm sát có quyền ghi các tình tiết giảm nhẹ vào kết luận điều tra và cáo trạng nhưng khi xét xử, tòaán chỉ căn cứ vào luật hình sự để xét xử, áp dụng luật chuyên ngành để giải quyết.

Hiện ông Phạm Nhật Vũ đang bị cáo buộc phạm tội đưa hối lộ theo quy định tại khoản 4, điều 364 BLHS với mức hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù. Nếu ông Vũ có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên quy định tại khoản 1, Điều 51 BLHS thì có thể được Toà án áp dụng quy định tại khoản 1, Điều 54 BLHS để xét xử ở dưới mức thấp nhất ở khung hình phạt quy định tại khoản 4 Điều 364, BLHS - nghĩa là sẽ xét xử dưới 12 năm nhưng phải ở trong khung ở khoản 3 điều 364 BLHS là từ 7 đến 12 năm.

"Theo đó dù tòa án có kết luận ông Vũ thuộc trường hợp “đặc biệt” thế nào chăng nữa thì cũng không xét xử dưới 7 năm tù theo nguyên tắc nêu trên",luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn luật sư TP.Hà Nội cho biết.

theo Dân Việt

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ AVG: Chưa có chính sách hình sự đặc biệt trong Bộ luật Hình sự