Cả 3 hãng hàng không lớn tại Việt Nam Vietnam Airlines, Vietjet Air và Jetstar Pacific đều đã công bố kết quả kinh doanh "ăn nên làm ra" trong nửa đầu năm 2018.
Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm 2018, tổng lợi nhuận của Jetstar Pacificđã vượt kế hoạch 6 lần, hiệu quả hơn 523 tỉ đồngso với cùng kỳ năm 2017và có lãi ấn tượng sau nhiều năm đượcnhận định là kinh doanh lỗ.
Công ty mẹ của Jetstar Pacific là Vietnam Airlines cũng có nửa đầu năm thuận lợi. Riêng quý 2/2018 hãng đạt lợi nhuận sau thuế309 tỉđồng, tăng gần 4 lần so với cùng kỳ năm 2017.
Trong tổng doanh thu quý 2, doanh thu bán vé chiếm 18.927 tỉđồng, có nghĩa hãng thu về khoảng 210 tỉđồng tiền vé máy bay mỗi ngày.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Vietnam Airlines đạt doanh thu 47.943 tỉđồng. Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng đến 83%lên mức 1.511 tỉđồng.
Tuy nhiên, lãi lớn nhất trong ngành hàng không Việt chính là Vietjet Air vớidoanh thu quý 2 đạt 8.637 tỉđồng, tăng hơn 3.100 tỉ đồngso với cùng kỳ năm 2017 (hơn 52%).
Với doanh thu này, lợi nhuận vận tải hàng không trước thuế quý này đạt hơn 711 tỉ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Vietjet Air thu về tổng cộng hơn 21.000 tỉđồng, lợi nhuận đạt hơn 2.000 tỉđồng.
Ngoài ra, các hoạt động phụ trợ (như tiền bán đồ ăn, vật dụng trên máy bay, hoặc bảo hiểm du lịch) cũng mang lại khoản tiền đáng kể cho hãng này với mức tăng đến 50% so với nửa đầu năm 2017.
Bên cạnh việc công bố các khoản lợi nhuận đạt được, cả 3 hãng cònchia sẻ về khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do giá nhiên liệu có chiều hướng tăng. Và mới đây, cả 3 hãng cùng có ý kiến với cơ quan chức năng về việc cho phép tăng giá vé máy bay.
Vietnam Airlines và Vietjet Air có đề nghị tăng chưa đến mức kịch khung nhưng cho rằng việc tăng là cần thiết bởi giá nhiên liệu tăng cao. Còn Jetstar Pacific thì đề xuất tăng giá vé thêm 25% so với giá bán áp dụng hiện tại. Mục đích của họ tất nhiên đều lànhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Tại một sự kiện mới đây của Vietnam Airlines, kế toán trưởnghãng này cho biếtchi phí xăng dầu bình quân chiếm khoảng 30% tổng chi phí hoạt động, lúc cao nhất lên đến 38%. Với quy mô của Vietnam Airlines thì cứ mỗi USD giá dầu tăng thêm sẽ kéo theo chi phí của doanh nghiệp tăng khoảng 230 tỉ đồng/năm.
Cục Hàng không Việt Nam cũng khẳng định mức giá xăng dầu thời gian qua đang có xu hướng tăng trở lại.
Vietjet Air dẫn đầusố lượng chuyến chậm giờ bay
Theo thống kê củaCục Hàng không Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm 2018,tổng số chuyến bay khai thác của 4 hãng hàng không Việt Nam gồm VNA, VietJet, Jestar vàVascolà 177.510 chuyến bay. Trong đó có 26.578 chuyến chậm giờ và hủy. Tỉ lệ chuyến bay chậm giờ chiếm 14,7% và chuyến bay hủy chiếm 0,3%.
Đáng chú ýtrong đóVietJet Air chậm giờ bay nhiều với số lượng12.417 trên 71.002 chuyến bay thực hiện, chiếm 17,5% tổng số chuyến bay của hãng.
Xếp thứ hai là Vietnam Airlines, khai thác 76.636 chuyến nhưng số chuyến chậm lên tới 8.976 chuyến, chiếm 11,7% số chuyến bay của hãng. Tiếp đến là Jetstar Pacific, khai thác 21.718 chuyến nhưng số chậm chuyến lên tới 4.401, chiếm 20,3% của hãng.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các chuyến bay không đúng giờ, hủy chuyến là do máy bay về muộn, một phần do yếu tố kỹ thuật. Bên cạnh đó có một số nguyên nhân khác như: dịch vụ chăm sóc khách hàng tại cảng, quản lý và điều hành bay, thời tiết...