Nhà sản xuất cho biết vắc xin này có khả năng chống lại các biến chủng mới nguy hiểm như Delta (Ấn Độ), Alpha (Anh), Beta (Nam Phi), Gamma (Brazil)…

Vingroup nhận chuyển giao độc quyền công nghệ vắc xin có thể chống lại biến thể Delta

Tú Viên (tổng hợp) | 02/08/2021, 19:12

Nhà sản xuất cho biết vắc xin này có khả năng chống lại các biến chủng mới nguy hiểm như Delta (Ấn Độ), Alpha (Anh), Beta (Nam Phi), Gamma (Brazil)…

Chiều 2.8, Vingroup cho biết đã đạt được thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin với Arcturus Therapeutics (Mỹ). Arcturus Therapeutics cấp giấy phép độc quyền cho Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học VinBioCare (công ty thành viên của Vingroup) tiến hành sản xuất vắc xin COVID-19 có tên VBC-COV19-154 (dựa trên sáng chế vắc xin ARCT-154 của Arcturus).

Nhà máy sản xuất vắc xin của VinBioCare sẽ đặt tại Tổ hợp Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử VinSmart tại Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư hơn 200 triệu USD; công suất 200 triệu liều mỗi năm.

Arcturus Therapeutics, Chuyen giao cong nghe vaccine anh 1
Vingroup chuẩn bị thử nghiệm vắc xin giai đoạn 3 tại Việt Nam ngay trong tháng 8 - Ảnh: VinBiocare.

Hiện nay VinBiocare đã ký kết xong các hợp đồng mua sắm máy móc thiết bị. Công tác xây dựng nhà xưởng cũng đã cơ bản hoàn thành, việc lắp đặt thiết bị dự kiến sẽ kết thúc trong tháng 11.

Nhà sản xuất cho biết vắc xin này có khả năng chống lại các biến chủng mới nguy hiểm như Delta (Ấn Độ), Alpha (Anh), Beta (Nam Phi), Gamma (Brazil)…

Theo thỏa thuận, Arcturus sẽ tiến hành chuyển giao cho VinBioCare quy trình sản xuất, bao gồm: Bí quyết công nghệ; đào tạo, chuyển giao, thực hành và kiểm định sản phẩm; cung cấp nguyên liệu đầu vào theo công nghệ độc quyền của Arcturus.

VBC-COV19-154 được phát triển theo công nghệ tân tiến nhất hiện nay là saRNA (self-amplifying mRNA - mRNA tự nhân bản). Đây là công nghệ mới, cho phép sử dụng liều vắc xin thấp hơn, trong khi kích thích miễn dịch kéo dài hơn.

Vắc xin sẽ có dạng đông khô, vận chuyển thuận tiện ở nhiệt độ khoảng 2-8 độ C. Hiện, kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 của VBC-COV19-154 tại Singapore và Mỹ cho tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh đạt trên 90%, đạt yêu cầu về độ an toàn và khả năng dung nạp.

Theo lộ trình, tháng 8.2021, VinBioCare sẽ phối hợp với Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo của Bộ Y Tế Việt Nam đưa vắc xin VCB-COV19-154 vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại Việt Nam trên quy mô 20.000 người. Tháng 12.2021, VinBioCare dự kiến sẽ hoàn thiện hồ sơ và gửi Bộ Y tế xin cấp phép khẩn cấp có điều kiện để sử dụng VCB-COV19-154 tại Việt Nam. Dự kiến, lô vắc xin đầu tiên sẽ được xuất xưởng vào đầu năm 2022.

VinBiocare bổ nhiệm Tổng giám đốc mới

Theo quyết định của Hội đồng quản trị, bà Lê Ngọc Chi (sinh năm 1980) sẽ đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc công ty. Trước đó, ông Phan Quốc Việt đã xin rút và thôi là thành viên góp vốn tại VinBioCare.

Bà Chi có các quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc theo quy định tại Điều lệ công ty và thực hiện công việc theo phân cấp/phân quyền, ủy quyền của Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Chia sẻ về việc này, Ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup cho biết: "Hiện nay Công ty Việt Á đang tập trung tất cả nguồn lực vào việc chống dịch thông qua hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ xét nghiệm PCR trên toàn quốc; trong khi VinBiocare đang quyết liệt đẩy nhanh việc sản xuất vắc xin nên chúng tôi đã thống nhất để ông Việt rút ra tập trung cho Công ty Việt Á, với hy vọng cả hai bên sẽ đóng góp được nhiều hơn cho việc chống dịch".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vingroup nhận chuyển giao độc quyền công nghệ vắc xin có thể chống lại biến thể Delta