Dự báo sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là mảng sản xuất phân bón, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) vừa gửi báo cáo lên Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch - Đầu tư xin hàng loạt ưu đãi khủng để cứu hai nhà máy đang vô cùng khó khăn là Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc.

Vinachem 'khẩn thiết' xin Thủ tướng cứu 2 nhà máy đạm lỗ hàng nghìn tỉ đồng

tuyetnhung | 16/09/2016, 17:14

Dự báo sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là mảng sản xuất phân bón, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) vừa gửi báo cáo lên Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch - Đầu tư xin hàng loạt ưu đãi khủng để cứu hai nhà máy đang vô cùng khó khăn là Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc.

Trong Báo cáo xây dựng kế hoạch năm 2017 vừa đượcgửi đến Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch -Đầu tư, Vinachem cho biết tình hình hoạt động của tập đoànđang hết sức khó khăn và có thểkéo dài đến năm 2017, trong đó khó khăn nhất là hai nhà máy Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc.

Vinachem cho biếttrong 6 tháng đầu năm, tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong tập đoàn tiếp tục gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm. Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm phân bón, săm lốp ô tô vẫn ở mức thấp, giá bán tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2015. Sản lượng, sứctiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận của hầu hết sản phẩm đều giảm. Điều này đã ảnh hưởng tới kết quả chung của tập đoàn.

Kết quả kinh doanh hợp nhất của Vinachem 6 tháng đầu năm 2016báo lỗ hơn 203 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm trướclãi gần 1.000 tỉ đồng. Lỗ thuộc về công ty mẹ cũng lên gần 480 tỉ, mặc dù cùng kỳ lãi 535 tỉ đồng.

Ngoài ra, từ đầu năm 2016, tình hình sản xuất của các đơn vị tiếp tục gặp khó khăn hơn khi khu vực ĐBSCL hạn hán kéo dài, gây nên tình trạng xâm nhập mặn sâu, đặc biệt nặng nề là các tỉnhBạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Sóc Trăng... đã làm diện tích gieo trồng giảm hơn 100.000 ha, khiến một số nơi đã bỏ hẳn chăm bón đầu vụ.

Tình hình khô hạn cũng đang diễn ra trên diện rộng tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên làm diện tích gieo trồng và năng suất các loại cây trồng sụt giảm, dẫn tới giảm nhu cầu phân bón trong suốt thời gian dài. Hoạt động sản xuất phân đạm urêvà phân DAP của tập đoàn càng gặp khó khăn khi các dự án mới đều hoàn thành nên chi phí khấu hao, lãi vay đầu tư rất lớn.

Khó khăn tiếp tục chồng chất khi chính sách ưu đãi thuế quan và giá phân bón thế giới giảm mạnh tạo lợi thế cạnh tranh cho phân bón nhập khẩu từTrung Quốc và một số nước ASEAN so với các sản phẩm trong nước.

Trong khi đó, Công ty TNHH một thành viên Đạm Ninh Bình sản xuất đạm urê vốn sở hữu 100% thuộc về Tập đoàn Hóachất đang là nỗi lo lớn của đơn vị này sau khi mạnh tay đầu tư 667 triệu USD, dây chuyền công nghệ châu Âu nhưng thực tế phải đi vay Trung Quốc 250 triệu USD, lãi suất 4%, còndây chuyền máy móc, thiết bị chủ yếu từ Trung Quốc.

Vinachem cũng dự báonhững tháng cuối năm nay, tập đoàn sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với nhóm ngành phân bón do nguồn cung dồi dào, nhu cầu thấp dẫn đến giá phân bón liên tục giảm. Tập đoàn dự kiến mức doanh thu đạt xấp xỉ 42.560 tỉ đồng, giảm 9,4% so với kế hoạch. Lợi nhuận dự kiến âm 806 tỉ đồng. Trong đó, khó khăn lớn nhất dồn vào 2 nhà máy Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc.

Xin Chính phủ 14 ưu đãikhủng

Vì vậy, để giải quyết khó khăn, đặc biệt cứu lấy hai nhà máy Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc, Vinachem đưa đã đưara tới 14 đề xuất, kiến nghị lên Chính phủ với hàng loạt ưu đãi.

Cụ thể, đối với dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình, tập đoàn đề nghị Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng cho phép chuyển nợ vay vốn đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) thành vốn đầu tư của Nhà nước. Theo Vinachem, tính đến ngày 29.2, dư nợ gốc của khoản vay này là 2.708 tỉ đồng.

Trong trường hợp không được chuyển nợ vay vốn thành vốn nhà nước đầu tư nêu trên, tập đoàn đề nghị cho phép khoanh nợ khoản vay trong 5 năm. Theo đó từ 2016 đến 2020 không trả nợ gốc và không tính lãi vay phát sinh trong 5 năm.Vinachem cũng đề nghị khoanh nợ tương tự đối với khoản nợ vay của dụán Nhà máy Đạm Ninh Bình tại Ngân hàng Eximbank Trung Quốc.

Đối với Nhà máy Đạm Hà Bắc, tập đoàn cũng đề nghị khoanh khoản vay của dự án cải tạo, mở rộng nhà máytại VDB với dư nợ tính đến ngày29.2 là 3.957 tỉ đồng trong thời gian 5 năm.

Vinachem cũng đề nghị Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng trước mắt trong thời gian xem xét cho phép điều chỉnh giảm đối với toàn bộ dư nợ gốc vay tại VDB cho dự án Đạm Ninh Bình và dự án cải tạo mở rộng Đạm Hà Bắc về mức 8,55%. Ngoài ra, tập đoàn còn kiến nghị đơn vị này được giãn trích khấu hao 50% cho 2 năm 2016, 2017 và 30% cho 2018.

Vincahem cũng đề nghị Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu người đại diện vốn tại các ngân hàng như BIDV, Vietcombank, VietinBank tiếp tục cho Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc vay vốn để đảm bảo sản xuất kinh doanh.

Cùng với đó, Vinachem đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục kiến nghị Thủ tướng trình Quốc hội xem xét sửa đổi Luật số 71 “đưa phân bón urêvào đối tượng chịu thế giá trị gia tăng với mức thuế suất 0%", đồng thời kiến nghị Thủ tướng ban hành cơ chế bán than của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho sản xuất phân bón bằng 80% so với giá than hiện nay TKV đang bán cho sản xuất phân bón, đặc biệt đối với phân bón urê.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, cloud, 5G và AI
13 phút trước Khoa học - công nghệ
Hội thảo, Triển lãm Internet Day 2024 diễn ra tại Hà Nội với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, cloud, 5G và AI”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vinachem 'khẩn thiết' xin Thủ tướng cứu 2 nhà máy đạm lỗ hàng nghìn tỉ đồng