Theo báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc về phát triển chính phủ điện tử tại các quốc gia thành viên, Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ, trở thành quốc gia phát triển chính phủ điện tử mức cao, tăng 10 hạng trong bảng xếp hạng chung, lên thứ 89/193 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Việt Nam tiến 10 bậc trong xếp hạng Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc

Trí Lâm | 06/08/2016, 07:03

Theo báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc về phát triển chính phủ điện tử tại các quốc gia thành viên, Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ, trở thành quốc gia phát triển chính phủ điện tử mức cao, tăng 10 hạng trong bảng xếp hạng chung, lên thứ 89/193 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bắt đầu từ tháng 1.2006, trang web Chính phủ và kênh thông tin dành choChính phủ được ra mắt. Từ đó đến nay, việc tương tác giữa Chính phủ và người dân, doanh nghiệp, báo chí… thông qua hệ thống này ngày một lớn và đã thu được nhiều thành quả nhất định.

Trong rất nhiều tuyên bố cải cách thủ tục hành chính gần đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, việc xây dựng chính phủ điện tử luôn là nội dung được đề cao, ưu tiên thực hiện. Điều này có nghĩa, việc xây dựng chính phủ điện tử có ý nghĩa rất lớn đối với công tác cải cách hành chính nói chung.

Chính phủ điện tử được hiểu đơn giản là gồm 3 thành tố: Dịch vụ công, tiếp cận thông tin và tương tác với người dân. Hiện nay, tất cả các cơ quan hành chính từ Trung ương tới địa phương đều xây dựng được website và cổng thông tin điện tử để giao tiếp với người dân.

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc về phát triển chính phủ điện tử tại các quốc gia thành viên, Việt Nam đã trở thành quốc gia phát triển chính phủ điện tử mức cao, tăng 10 hạng trong bảng xếp hạng chung, lên thứ 89/193 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Tháng 7.2016, Liên Hợp Quốc đã phát hành báo cáo khảo sát về chính phủ điện tử năm 2016 với chủ đề là “Chính phủ điện tử trong hỗ trợ phát triển bền vững”.

Đây là báo cáo lần 9 của Liên Hợp Quốc (vào các năm 2001, 2003, 2004, 2005, 2008, 2010, 2012, 2014, 2016), đưa ra đánh giá về mức độ phát triển chính phủ điện tử của các quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc Liên Hợp Quốc. Khảo sát này không nhằm mục đích đánh giá sự phát triển theo các chỉ số tuyệt đối mà là giá trị tương đối, so sánh tương quan giữa các nước được khảo sát với nhau.

Theo báo cáo này, sự tăng trưởng trong nhóm các nước có chỉ số phát triển chính phủ điện tử rất cao (chỉ số lớn hơn 0,75) từ 25 nước (13%) năm 2014 lên 29 nước (15%); các nước mới gia nhập nhóm này là Slovenia,Lithuania,Thụy Sĩvà Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). 34% (65 nước)có chỉ số chính phủ điện tử phát triển cao (có chỉ số từ 0,5 đến 0,75), 35% (67 nước)có chỉ số phát triển chính phủ điện tử trung bình (có chỉ số từ 0,25 đến 0,5); còn lại 32 nước (16%) có chỉ số phát triển chính phủ điện tử thấp (nhỏ hơn 0,25).

Cũng theo báo cáo này, Việt Nam là một trong những nước đã có những tiến bộ về mức độ phát triển chính phủ điện tử. Cụ thể, Việt Nam đã từ nhóm các nước có chỉ số phát triển trung bình sang nhóm các nước có chỉ số phát triển cao; thứ hạng chung tăng 10 bậc, đứng thứ 89/193 quốc gia, vùng lãnh thổ (báo cáo năm 2014 xếp hạng 99).

Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam hiện đang xếp thứ 6, sau các nước: Singapore (thứ 4); Malaysia (thứ 60); Philippines (thứ 71); Thái Lan (thứ 77) và Brunei (thứ 83).

Số lượng các nước có chỉ số phát triển chính phủ điện tử thấp vẫn là 32 nước, bằng với kết quả khảo sát năm 2014. Liên Hợp Quốc nhận định, xu hướng trên cho thấy nhiều nước đã có sự tiến bộ trong phát triển chính phủ điện tử để có thể đáp ứng được những nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp của con người.

Mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14.10.2016 của Chính phủ là nâng vị trí của Việt Nam về chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc. Đồng thời công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.Phấn đấu đến hết năm 2016, Việt Nam nằm trong nhóm 4 và đến hết năm 2017 nằm trong nhóm 3 các quốc gia đứng đầu ASEAN về chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI) và chỉ số phát triển chính phủ điện tử (EDGI) của Liên Hợp Quốc.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam tiến 10 bậc trong xếp hạng Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc