Theo lộ trình đạt mục tiêu tự sản xuất vệ tinh “made in Vietnam” đến năm 2020, Trung tâm Vệ tinh quốc gia (VNSC) đã triển khai một số dự án thiết kế và phát triển các vệ tinh quan sát trái đất.

Việt Nam thiết kế và phát triển các vệ tinh quan sát trái đất

Thu Anh | 14/10/2016, 17:19

Theo lộ trình đạt mục tiêu tự sản xuất vệ tinh “made in Vietnam” đến năm 2020, Trung tâm Vệ tinh quốc gia (VNSC) đã triển khai một số dự án thiết kế và phát triển các vệ tinh quan sát trái đất.

Không thể phủ nhận, công nghệ vũ trụ mang lại lợi ích thiết thực cho Việt Nam như gia tăng năng lực dự đoán, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, quản lý và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên, thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông và truyền hình vệ tinh, bảo vệ chủ quyền đất nước…

Vệ tinh “made in Viet Nam” đầu tiên được đưa lên quỹ đạo là PicoDragon vào năm 2013 khi toàn bộ quá trình nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tích hợp, đến thử nghiệm,… đều được thực hiện tại Việt Nam. Nhiệm vụ của vệ tinh là chụp ảnh trái đất, đo đạc một số thông số và môi trường vũ trụ và thử nghiệm liên lạc với trái đất.

Theo lộ trình đạt mục tiêu tự sản xuất vệ tinh của Việt Nam đến năm 2020, Trung tâm Vệ tinh quốc gia (VNSC) đã triển khai một số dự án thiết kế và phát triển các vệ tinh quan sát trái đất. Điển hình là dự án vệ tinh NanoDragon đang được thực hiện bởi đội ngũ 100% các kỹ sư và chuyên gia của VNSC.

Được biết, NanoDragon có trọng lượng khoảng 6 kg, có nhiệm vụ hỗ trợ, mang cao hiệu quả làm việc của hệ thống nhận dạng tự động tàu thủy, giám sát các tàu cá. Dự kiến sẽ được phóng lên quỹ đạo vào năm 2019.

Ngoài ra, một dự án đang được triển khai là vệ tinh MicroDragon có nhiệm vụ quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, dự báo những vùng nước thích hợp nhất cho việc nuôi trồng thủy sản. Dự kiến đầu năm 2018 sẽ được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa Epsilon của Nhật Bản…

Để làm được điều này, trung tâm đã gửi 36 cán bộ trẻ sang Nhật Bảnđể đào tạo trình độ thạc sĩ về công nghệ vệ tinh. Tại đây, những cán bộ trẻ của Việt Nam sẽ cùng một số chuyên gia tham gia quá trình chế tạo vệ tinh, sau đó sẽ quay về Việt Nam để thiết kế và lắp ráp vệ tinh.

Đồng thời, trung tâm cũng hợp tác với 5 trường đại học của Nhật Bản để đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác với 3 trường đại học của Việt Nam để trong giai đoạn 2016 - 2020 sẽ mở và đào tạo các trình độ trong lĩnh vực vệ tinh ứng dụng và xây dựng chương trình khoa học vũ trụ.

Dự kiến, hàng loạt vệ tinh được phóng lên vũ trụ trong thời gian tới sẽ giúp Việt Nam tiến tới làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ quan sát trái đất.

Thu Anh
Bài liên quan
Hạn chế ăn đồ ngọt để giảm gánh nặng cho Trái đất
Nghiện đường đang gia tăng. Trên toàn cầu, lượng đường tiêu thụ đã tăng gấp bốn lần trong 60 năm qua và hiện chiếm khoảng 8% tổng lượng calo mà chúng ta nạp.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam thiết kế và phát triển các vệ tinh quan sát trái đất