Việt Nam và 8 quốc gia châu Á - Nhật Bản, Thái Lan, Philippines, Myanmar, Mông Cổ, Malaysia, Bangladesh và Indonesia - sẽ tham gia dự án chế tạo chùm vệ tinh để phục vụ cho việc nghiên cứu vũ trụ với mục đích phục vụ cộng đồng.

Việt Nam tham gia chế tạo chùm vệ tinh cùng 8 quốc gia

Tiểu Vũ | 10/04/2018, 15:03

Việt Nam và 8 quốc gia châu Á - Nhật Bản, Thái Lan, Philippines, Myanmar, Mông Cổ, Malaysia, Bangladesh và Indonesia - sẽ tham gia dự án chế tạo chùm vệ tinh để phục vụ cho việc nghiên cứu vũ trụ với mục đích phục vụ cộng đồng.

>>Việt Nam phóng vệ tinh Micro Dragon lên quỹ đạo vào cuối năm 2018

Theo tin từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) sẽ là đơn vị đại diện cho Việt Nam tham gia Hiệp hội Vệ tinh micro châu Á. Ngoài Việt Nam, 8 quốc gia khác gồm Nhật Bản, Thái Lan, Philippines, Myanmar, Mông Cổ, Malaysia, Bangladesh và Indonesia cũng cử đại diện làm thành viên trong hiệp hội này. Trụ sở chính của hiệp hội được đặt tại trường tại Đại học Hokkaido, Nhật Bản.

Đại diện Trung tâm Vệ tinh Quốc gia Việt Nam và các kỹ sư thực hiệnthiết kế vệ tinh cỡ nhỏ Micro-Dragon tham gia hội thảoPre-CDR tại Đại học Hokkaido, Nhật Bản - Ảnh: VNSC

Nhiệm vụ cơ bản của Hiệp hội Vệ tinh micro châu Á là thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ vũ trụ của các đơn vị thành viên, cho các mục đích như kiểm soát lũ lụt, cháy rừng, phát thải. Đặc biệt, các đơn vị thành viên sẽ tham gia vào việc thiết kế, chế tạochùm vệ tinh siêu nhỏ, và nhỏ nhằmphục vụ quan sát trái đất.

Dự kiến vệ tinh do Việt Nam cùngcác quốc gia trong hiệp hội tham gia nghiêncứu chế tạo sẽ thực hiện nhiều vai trò như nghiên cứu biến đổi khí hậu, kiểm soát thảm họa, đánh bắt cá và thúc đẩy phát triển nông nghiệp thông minh.Hiệp hội Vệ tinh Micro châu Á sẽlên kế hoạch đểđẩy mạnh việc thiết kế, chế tạo nhóm vệ tinh này vớimục tiêu chính là phục vụ lợi íchcộng đồng.

Trang web chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam dẫn lời khẳng định của PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam:"Việc tham gia vào Hiệp hội Vệ tinh Microchâu Á sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến tới hoàn toàn làm chủ công nghệ thiết kế và chế tạo vệ tinh siêu nhỏ, vệ tinh nhỏ. Mới đây, 36 kỹ sư Việt Nam chế tạo thành công vệ tinh Micro Dragon, có trọng lượng 50 kg, dưới sự hướng dẫn của GS Nhật Bản".

Vệ tinhMicro Dragon của Việt Namsẽ được phóng miễn phí bằng tên lửa đẩy của Cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) -Ảnh:VNSC

PGS.TS Phạm Anh Tuấncho biết thêm hiện nay việc viễn thám đang trở thành một trong những cách hiệu quả nhất để quan sát trái đất. Tuy nhiên, việc thiết kế, chế tạo các vệ tinh lớn gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất tốn kém và thời gian thực hiện lâu dài. Vì vậy, xu hướng phát triển các vệ tinh nhỏ và siêu nhỏ như vệ tinh nano hay vệ tinh micro (có trọng lượng 50 - 100 kg) có chức năng tương tự đang được các quốc gia cân nhắc.

Dưới sự hỗ trợ của Nhật Bản, Việt Nam cũng đã từngphóng thành công vệ tinh Pico Dragon lên Trạm ISS qua tàu vận chuyển HTV4 của Nhật Bản sau hơn 3 tháng được lưu giữ trong mô-đun Kibo trên Trạm ISS vào năm 2013.

Hôm8.4 Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cũng đã công bố vệ tinh Micro Dragon đã được 36 kỹ sư người Việt chế tạo thành công, chờ cơ quan chức năng của Nhật Bản cấp phép để phóng lên vũ trụ vào cuối năm 2018.

Theo lộ trình từnay đến năm 2020, Việt Nam sẽ có thêm 3 vệ tinh khác được phóng lên quỹ đạo là Nano Dragon, Micro Dragon (2018) LOTUSat-1 và LOTUSat-2 (2019 - 2020).

Công nghệ Vũ trụ là lĩnh vực công nghệ cao được đánh giá là“biểu tượng sức mạnh công nghệ và khả năng cạnh tranh công nghệ cao” của mỗi quốc gia trên thế giới. Với việc đầu tư bài bản và tầm nhìn chiến lược, Việt Nam đang từng bước đi vào cuộc đua chiếm lĩnh không gian, đưa vị thế của mình từ số 0 lên ngôi đầu Đông Nam Á.Vì vậy việc tham gia vào những dự án vũ trụ của thế giới và trực tiếp chế tạo các vệ tinh sẽgiúp cho quá trình làm chủ công nghệ vệ vũ trụ của Việt Nam đang dần trở nên hiện thực.

Tiểu Vũ

>>Việt Nam phóng vệ tinh Micro Dragon lên quỹ đạo vào cuối năm 2018
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
1 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam tham gia chế tạo chùm vệ tinh cùng 8 quốc gia