Theo đánh giá của WIPO (Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới), năm 2020 hệ thống đổi mới sáng tạo (ĐMST) của Việt Nam có kết quả nổi bật về Trình độ phát triển của thị trường, xếp hạng 39, tăng 30 bậc từ vị trí 69 năm 2019.

Việt Nam tăng 30 bậc trong bảng xếp hạng liên quan đổi mới sáng tạo

08/09/2020, 18:34

Theo đánh giá của WIPO (Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới), năm 2020 hệ thống đổi mới sáng tạo (ĐMST) của Việt Nam có kết quả nổi bật về Trình độ phát triển của thị trường, xếp hạng 39, tăng 30 bậc từ vị trí 69 năm 2019.

Hội thảo diễn ra tại Bộ KH-CN - Ảnh: BTC

Chiều 8.9, Bộ KH-CN tổ chức Hội thảo Chỉ số ĐMST (GII) năm 2020 và Kết quả của Việt Nam nhằm giúp các bộ, cơ quan, địa phương hiểu rõ hơn về Chỉ số GII và kết quả của Việt Nam; từ đó, tiếp tục xây dựng, triển khai các giải pháp cải thiện chỉ số nhằm đạt mục tiêu như Chính phủ đã đặt ra và phân công cho các bộ, cơ quan, địa phương.

Trong bảng xếp hạng GII 2020, Việt Nam xếp hạng 42/131 quốc gia/nền kinh tế, duy trì thành công thứ hạng đã đạt được năm 2019 và được các chuyên gia WIPO đánh giá là cao hơn so với trình độ phát triển hiện nay của Việt Nam.

Theo đánh giá của WIPO (Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới), năm 2020 hệ thống ĐMST của Việt Nam có kết quả nổi bật về Trình độ phát triển của thị trường, xếp hạng 39, tăng 30 bậc từ vị trí 69 năm 2019. Trong đó, tiến bộ đáng chú ý là về liên kết ĐMST, với kết quả tốt hơn ở chỉ số Hợp tác Viện trường - doanh nghiệp (tăng 10 bậc, từ vị trí 75 lên 65) và chỉ số Quy mô phát triển của cụm công nghiệp (tăng 32 bậc, từ vị trí 74 lên 42). Năng lực Hấp thụ tri thức tăng 13 bậc so với năm 2019, xếp hạng 10 - là thế mạnh của Việt Nam nhờ sự dẫn đầu về Nhập khẩu CNC (hạng 4) và Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) (hạng 19).

Về đầu ra ĐMST, nhóm chỉ số Sáng tạo tri thức và Lan truyền tri thức có cải thiện tích cực so với 2019, trong đó nhóm chỉ số Lan truyền tri thức xếp hạng 14 được coi là thế mạnh của Việt Nam, nhờ sự dẫn đầu về Xuất khẩu công nghệ cao (hạng 2). Đặc biệt, chỉ số Số công bố bài báo khoa học và kĩ thuật đã tăng 13 bậc so với 2019, từ vị trí 74 lên 61...

Thứ trưởng Bộ KH-CN Bùi Thế Duy phát biểu tại Hội thảo

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng cũng như sự vào cuộc của nhiều bộ, ngành, địa phương, các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, chỉ số GII của Việt Nam liên tục được cải thiện, từ vị trí 59 (năm 2016) lên vị trí 42 (năm 2019 và năm 2020).

Theo các chuyên gia của WIPO, trong bối cảnh các quốc gia/nền kinh tế khác luôn nỗ lực cải thiện kết quả ĐMST, chưa kể những biến động khó lường trên phạm vi toàn cầu đã và đang diễn ra trong thời gian qua, Việt Nam vượt qua thách thức, duy trì được thứ hạng 42, tiệm cận nhóm 40 quốc gia/nền kinh tế dẫn đầu như đã đạt được năm 2019 là một nỗ lực rất lớn.

Về phía Việt Nam, Thứ trưởng Bộ KH-CN Bùi Thế Duy cho biết thông qua chỉ số GII, các tiêu chí con đã được đưa thành các nhiệm vụ cụ thể của các Bộ, ngành, địa phương trong các Nghị quyết ngay từ đầu năm. Có thể thấy rõ trong nhiệm kỳ vừa qua, không khí về ĐMST, sự quan tâm về ĐMST của các Bộ, ngành, địa phương, Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân rất sôi nổi. Hàng loạt dự án, viện nghiên cứu của doanh nghiệp tư nhân, trung tâm đổi mới sáng tạo được hình thành.

Trong bối cảnh khó khăn của năm 2020 khi nền kinh tế của các quốc gia đều bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 bùng phát, theo Thứ trưởng Duy, mặc dù trong 6 tháng giãn cách xã hội vì dịch nhưng nhưng số lượng bằng sáng chế, đơn sở hữu trí tuệ khác, bằng phát minh sáng chế của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng và số lượng được công nhận cũng tăng hơn so với năm 2019…

Ông Francis Gurry - Tổng Giám đốc Tổ chức WIPO

Theo ông Francis Gurry - Tổng Giám đốc Tổ chức WIPO, trong bộ chỉ số GII năm 2020, Việt Nam tiếp tục được xem là hình mẫu của các nước đang phát triển khác trong việc thiết lập ĐMST như là một ưu tiên quốc gia. Việc ban hành Nghị quyết từ năm 2017, sử dụng bộ chỉ số GII như một công cụ đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động ĐMST của quốc gia là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của ĐMST đối với sự phát triển đất nước.

Bên cạnh đó, ông Francis Gurry cũng hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục vươn lên trên các nước đang phát triển trên toàn thế giới, hướng tới nối liền sự ngăn cách về ĐMST toàn cầu giữa các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.

Thu Anh

Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công điện của Thủ tướng về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27.11.2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam tăng 30 bậc trong bảng xếp hạng liên quan đổi mới sáng tạo