“Một quốc gia đang phát triển có nguồn lực hạn chế, nếu muốn tăng trưởng sẽ không tránh khỏi nợ công. Nhưng nếu quản lý nợ công không tốt và sợ tỷ lệ nợ công cao thì sẽ không thể đủ nguồn lực dành cho tăng trưởng. Điều quan trọng là phải quản lý nợ công hiệu quả và mức độ nào là phù hợp. Chúng tôi cần ý kiến của các chuyên gia để giúp giải tỏa được nút thắt này trong giai đoạn phát triển tới của nền kinh tế” – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói.

Việt Nam đề nghị chuyên gia quốc tế tư vấn giải pháp về nợ xấu, nợ công

Trí Lâm | 09/12/2016, 16:16

“Một quốc gia đang phát triển có nguồn lực hạn chế, nếu muốn tăng trưởng sẽ không tránh khỏi nợ công. Nhưng nếu quản lý nợ công không tốt và sợ tỷ lệ nợ công cao thì sẽ không thể đủ nguồn lực dành cho tăng trưởng. Điều quan trọng là phải quản lý nợ công hiệu quả và mức độ nào là phù hợp. Chúng tôi cần ý kiến của các chuyên gia để giúp giải tỏa được nút thắt này trong giai đoạn phát triển tới của nền kinh tế” – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói.

Ngày 9.12, tại Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF) được tổ chức ởHà Nội với chủ đề “Chính phủ kiến tạo và hành động - Động lực mới cho phát triển”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thẳng thắn thừa nhận tình trạng nợ công đang ngày càng là một thách thức chính sách vĩ mô của Việt Nam.

Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biếtViệt Nam đã nhận thức rõ vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, yếu kém phải quyết tâm khắc phục để hướng tới mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững với mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 6,5 - 7% trong giai đoạn 2016 -2020.

“Triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm tới còn nhiều rủi ro, nhất là những biến động khó lường của giá dầu, xu hướng tăng bảo hộ thương mại đang tác động mạnh đến sản xuất, thu hút vốn FDI và tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam…”, Thủ tướng nói.

Nhấn mạnh nợ công là một trong những thách thức của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ cho biết sẽ cơ cấu lại nợ công, đồng thời chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ các dự án sử dụng vốn vay theo đúng mục đích, hiệu quả và trả nợ đúng hạn; hạn chế việc cấp bảo lãnh chính phủ; kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ của chính quyền địa phương, nợ đọng xây dựng cơ bản…

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch -Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng đề nghị các chuyên gia quốc tế tham vấn cho Việt Nam một số vấn đề, trong đó nội dung về nợ công. Bộ trưởng mong muốn các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong về việc xử lý mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng, khuyến nghị nào phù hợp đối với Việt Nam.

“Một quốc gia đang phát triển có nguồn lực hạn chế thì muốn tăng trưởng sẽ không tránh khỏi nợ công. Nhưng nếu quản lý nợ công không tốt và sợ tỷ lệ nợ công cao thì sẽ không thể đủ nguồn lực dành cho tăng trưởng. Điều quan trọng là phải quản lý nợ công hiệu quả và mức độ nào là phù hợp. Chúng tôi cần ý kiến của các chuyên gia để giúp giải tỏa được nút thắt này trong giai đoạn phát triển tới của nền kinh tế” – Bộ trưởng Dũng bộc lộ.

Đại diện thường trú của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), ông Jonathan Dunn, cho rằng việc cải cách vĩ mô để tăng trưởng cần tập trung vào các vấn đề như hiện đại hóa khung điều hành chính sách tiền tệ, với một chế độ tỷ giá linh hoạt hơn cùng các công cụ dự phòng rủi ro đi kèm.

Theo ông John Panzer, Giám đốc phụ trách kinh tế vĩ mô và quản lý tài chính khu vực châu Á,châu Âu của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam cần cải thiện khả năng tiên đoán trước và độ tin cậy của định hướng chính sách, thực hiện một cách kiên định, có chủ đích quá trình điều chỉnh tài khóa theo lộ trình phù hợp, đưa ra các biện pháp điều chỉnh cơ cấu tài khóa, và quản lý nợ tốt hơn với trọng tâm là phát triển mạnh thị trường trái phiếu trong nước.

Để đạt được các mục tiêu trong thời gian tới, theo ông Ousmane Dione, Giám đốc WB Việt Nam cho rằng cần hoàn thiện thể chế thị trường cũng như cách tiếp cận mang tính thị trường, mục tiêu tăng trưởng là đem lại lợi ích lớn cho người dân, sử dụng hiệu quả hơn nguồn ODA để thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển.

Nợ xấu cũng là vấn đề được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúcnêu ra tại diễn đàn. Thủ tướng cho biếtChính phủ Việt Nam sẽ tập trung hoàn thiện khung khổ pháp lý, nhất là về xử lý tài sản bảo đảm, nâng cao năng lực và cơ sở pháp lý của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC), phát triển thị trường mua bán nợ.

Theo Thủ tướng, để việc xử lý nợ xấu có hiệu quả hơn, Chính phủ sẽ yêu cầu các tổ chức tín dụng tự xử lý nợ xấu, gắn với cơ cấu lại nợ nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, bảo đảm công khai, minh bạch, tiếp cận chuẩn mực quốc tế. Cùng với đó, Thủ tướng cũng đề nghị WB, cụ thể là IFC giúp đỡ giải quyết nợ xấu một cách thực chất.

“Tôi cũngtiết lộ là Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và một đối tác tư nhân của Việt Nam cũng đang có kế hoạch mua lại một ngân hàng thương mại yếu kém của Việt Nam và có thể giới thiệu cho những đối tác khác để hỗ trợ Việt Nam trong xử lý nợ xấu và các ngân hàng yếu kém” - Thủ tướng nói.

Theo đại diện của IMF, việc giải quyết nhanh nợ xấu sẽ giúp hệ thống tín dụng có khả năng hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp tư nhân có khả năng cạnh tranh. Cần có các chính sách để hạn chế rủi ro tài chính và cải thiện các trung gian tài chính, để các nguồn lực tới được những doanh nghiệp tư nhân có tính cạnh tranh cao.

Trong thời gian tới, Thủ tướng cho biết Chính phủ Việt Nam sẽ tạo mọi thuận lợi cho phát triển sản xuất - kinh doanh; tập trung cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu; tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tái cơ cấu kinh tế một cách thực chất, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng.

“Cùng với đó là đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn theo cơ chế thị trường trong thực hiện kế hoạch 2016-2020. Đối với các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ kéo dài, mất vốn chủ sở hữu mà không thể tháo gỡ được thì xem xét cho bán, phá sản theo quy định của pháp luật”, Thủ tướng khẳng định.

Hoàng Long
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
1 giờ trước Sự kiện
Chiều tối 30.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa 12 "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (Nghị quyết số 18 – NQ/TW) chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam đề nghị chuyên gia quốc tế tư vấn giải pháp về nợ xấu, nợ công