Nhiều nhà cung cấp dịch vụ mạng nước ngoài lớn như Facebook, Microsoft, Tiktok, Netflix... đã trực tiếp đăng ký, khai và nộp thuế online vào ngân sách Việt Nam.

Việt Nam đã thu thuế Facebook, Tiktok, Netflix...

Tuyết Nhung | 05/07/2022, 15:55

Nhiều nhà cung cấp dịch vụ mạng nước ngoài lớn như Facebook, Microsoft, Tiktok, Netflix... đã trực tiếp đăng ký, khai và nộp thuế online vào ngân sách Việt Nam.

Tổng cục Thuế cho biết số thu thuế từ hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới thông qua việc các tổ chức tại Việt Nam khai thay, nộp thay thuế nhà thầu từ năm 2018 đến nay đạt 5.432 tỉ đồng (đến ngày 29.6.2022), tốc độ tăng thu bình quân đạt 130%, số thu trung bình đạt khoảng 1.200 tỉ đồng/năm.

Trong đó, một số nhà cung cấp nước ngoài được khai thuế, nộp thuế thay với số thu lớn như: Facebook là 2.071 tỉ đồng; Google là 2.034 tỉ đồng; Microsoft là 692 tỉ đồng.

Đặc biệt, kể từ khi vận hành Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài vào ngày 21.3 vừa qua, đã có nhiều nhà cung cấp nước ngoài lớn đăng ký nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng trực tiếp qua cổng. Đến nay, đã có 23 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, kê khai, nộp thuế vào ngân sách nhà nước Việt Nam, tổng số thuế đã nộp khoảng 2,4 triệu USD.

Ví dụ với Facebook (Meta), Microsoft, Tiktok, Netflix, số thuế đã được kê khai, nộp trực tiếp trên Cổng tại kỳ kê khai quý 1/2022 như sau: Microsoft đã nộp 0,5 triệu USD, Tiktok 34,5 tỉ đồng, Netflix 7,8 tỉ đồng. Facebook sẽ nộp thuế trên toàn bộ doanh thu (từ tổ chức và cá nhân) vào quý 2/2022.

Thời gian qua, ngành thuế đã phối hợp với một số ngân hàng thương mại đề nghị cung cấp dữ liệu dòng tiền giao dịch chuyển từ nước ngoài về cho các tổ chức, cá nhân trong nước có nhận thu nhập từ các tổ chức nước ngoài như Google, Apple, Netflix... do cung cấp dịch vụ trên các nền tảng số.

Đồng thời, cơ quan thuế cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại có trách nhiệm khấu trừ thuế phải nộp của các tổ chức nước ngoài có phát sinh thu nhập tại Việt Nam do cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như Google (dịch vụ quảng cáo…), Apple (dịch vụ lưu trú dữ liệu trên đám mây, dịch vụ nghe nhạc trực tuyến…), Netflix (dịch vụ xem phim trực tuyến), Agoda, Booking.com (dịch vụ đặt phòng trực tuyến)… trước khi chuyển tiền ra nước ngoài.

Cục Thuế TP.HCM cho biết, với các biện pháp này, bước đầu cơ quan thuế đã thu được một số kết quả trong công tác chống thất thu ngân sách. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2022, đã có 4 ngân hàng thương mại cung cấp cho cơ quan thuế các tổ chức, cá nhân có thu nhập phát sinh từ Google, với tổng số tiền nhận từ nước ngoài hơn 51,2 triệu USD và 21,4 tỉ đồng. Cơ quan thuế đã xử lý 38 cá nhân có thu nhập từ Google, với số thuế truy thu, phạt và tiền chậm nộp 169 tỉ đồng; xử lý 3 doanh nghiệp với số thuế truy thu, phạt và tiền chậm nộp là 327 triệu đồng.

Trong khi đó, kết quả qua thanh tra một công ty đối tác của nhà cung cấp nước ngoài Google tại Việt Nam (thường gọi là MCN - hệ thống mạng lưới đa kênh) làm nhiệm vụ quản lý các kênh YouTube tự sản xuất nội dung số và có chi hộ tiền của Google cho các cá nhân là các Youtuber tại Việt Nam, với số thuế xử lý truy thu và phạt lên đến 24,3 tỉ đồng.

Một số cục thuế có số thu lớn như: Cục Thuế Hà Nội với số thu khoảng 358 tỉ đồng, Cục Thuế TP.HCM khoảng 146 tỉ đồng, Cục Thuế Đà Nẵng khoảng 67 tỉ đồng.

Bài liên quan
Bộ Tài chính lên tiếng về quy định thu thuế cho thuê nhà gây tranh cãi
Thông tư 40 về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh cho thuê nhà đang gây tranh cãi lớn trong dư luận, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam đã thu thuế Facebook, Tiktok, Netflix...