Theo bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, phó giám đốc trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, sau khi cúm gia cầm H5N1 lây sang người và gây tử vong cho một trường hợp ở Bình Phước thì nguy cơ cúm gia cầm H7N9 sẽ lây sang người và gây tử vong ở nước ta là rất cao.

Việt Nam có nguy cơ bị cúm A/ H7N9 tấn công

22/01/2014, 22:18

Theo bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, phó giám đốc trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, sau khi cúm gia cầm H5N1 lây sang người và gây tử vong cho một trường hợp ở Bình Phước thì nguy cơ cúm gia cầm H7N9 sẽ lây sang người và gây tử vong ở nước ta là rất cao.

Bác sĩ Thọ cho biết, ngay từ đầu năm 2013, dịch cúm gia cầm H5N1 đã lây sang người ở Campuchia và gây tử vong. Do đó, các tỉnh phía Nam ở nước ta và những vùng giáp ranh với Campuchia có nguy cơ rất cao về cúm gia cầm H5N1 lây sang người.

“Việc cúm A/ H5N1 lây sang người và gây tử vong là điều mà ngành y tế đã dự báo từ trước, nhất là vào thời tiết cuối năm như hiện nay, nguy cơ rất cao. Bởi đây là mùa của dịch cúm gia cầm”, bác sĩ Thọ nói.

Ngoài việc quan tâm cúm A/ H5N1, theo bác sĩ Thọ cũng cần quan tâm đến cúm A/H7N9 từ Trung Quốc có thể lây sang Việt Nam, nhất là vào thời điểm Tết này, nguồn gia cầm nhập lậu từ Trung Quốc qua cửa khẩu biên giới các tỉnh phía Bắc của Việt Nam .

Theo tổ chức y tế thế giới, cúm A/H7N9 tại Trung Quốc đang bộc phát trở lại, trong vòng 1 tháng qua, hơn 30 ca nhiễm cúm A/H7N9 và có một bác sĩ mắc bệnh cúm này đã tử vong.

Từ 2 sự việc trên bác sĩ Thọ nhận định, nếu sâu chuỗi lại sẽ thấy, năm 2013 cúm gia cầm H5N1gây chết người ở Campuchia thì đến đầu năm 2014 dich cúm này gây chết người tại Việt Nam.

Như vậy, vào thời điểm đầu năm 2013 dịch cúm A/H7N9 gây chết người ở Trung Quốc và hiện nay đang bùng phát trở lại thì không loại trừ khả năng cúm AH7N9 cũng giống như cúm A/ H5N1.

“Điều đáng lo ở cúm A/ H7N9 là gia cầm bị nhiễm loại cúm này không chết, nên rất khó để biết gia cầm đó có bị nhiễm cúm A/ H7N9 hay không, nếu nhiễm thì rất nguy hiểm, vì người tiêu dùng không biết có thể sử dụng sẽ gây tai họa khôn lường”, bác sĩ Thọ cánh báo.

Theo bác sĩ Thọ, điều cần làm hiện nay là các ngành chức năng cần tăng cường giám sát trên tất cả các đàn gia cầm, cả đàn gia cầm lớn, nhỏ và nuôi nhỏ lẻ trong cộng đồng.

“Để làm tốt việc này, cần có sự chỉ đạo của chính quyền, đồng thời có sự phối hợp giữa ngành thú y và ngành y tế, khi phát hiện ra dịch trên gia cầm là phải đánh động ngay.

Ngành y tế phải giám sát, theo dõi những ca bệnh có thể lây sang người. Những cơ sở y tế điều trị phải báo cáo ngay những ca điều trị viêm đường hô hấp cấp tính nặng. Đây là những ca nghi ngờ nhiễm cúm gia cầm để có biện pháp điều trị thích hợp cũng như dự phòng của cơ sở cho tốt hơn”, bác sĩ Thọ nói.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam có nguy cơ bị cúm A/ H7N9 tấn công