Với Michel Blanchard - nhà báo tự do tại Pháp, "Việt Nam là một đề tài tuyệt vời, một cảm giác ngây ngất không bao giờ chán".

Việt Nam 30 năm trước qua những bức ảnh của nhà báo Pháp

Thu Anh | 09/04/2016, 08:02

Với Michel Blanchard - nhà báo tự do tại Pháp, "Việt Nam là một đề tài tuyệt vời, một cảm giác ngây ngất không bao giờ chán".

Michel Blanchardlà phóng viên của AFP từ năm 1976 đến năm 2006 vàđảm nhiệm vị trí giám đốc văn phòng AFP tại Hà Nội từ năm 1981 đến năm 1983.Trong khoảng thời gian sinh sống và làm việc tại Hà Nội, với chiếc máy ảnh trong tay, ông đã ghi lại những bức ảnh có một không hai về Việt Nam trong những năm trước thời mở cửa.Không chỉ là Hà Nội, tranh thủ những chuyến công tác, Michel đã thực hiện các bộ ảnh về nhiều địa phương từ Bắc vào Nam.

Mới đây, ôngMichel Blanchard đã giới thiệu cáctác phẩm của mìnhthông qua triển lãmảnh “Việt Nam, những năm 80”, giúp người xem hồi tưởng về quá khứ, tận hưởng cảm giác dạo bước trên những con phố Hà Nội 30 năm về trước. Triển lãm baogồm 50 tác phẩm do chính ông thực hiện được tổ chức từ ngày8-30.4tại Trung tâm Văn hóa Pháp(Hà Nội).

Tại buổi triển lãm, ông Michel Blanchard chia sẻ: “Việt Nam là một đề tài tuyệt vời đối với tôi, một cảm giác ngây ngất không bao giờ chán. Tất cả cuốn hút tôi: con người, cảnh quan, những ngành nghề nhỏ, kiến trúc, ánh sáng. Khi xem một số bức ảnh, thậm chí tôi còn thấy cả mùi hương. Tôi có nhiều ảnh về Việt Nam hơn hẳn những bức tôi chụp ở các nước khác”.

Buổi triển lãm “Việt Nam, những năm 80” thu hút đông đảo các bạn trẻ tham dự với mong muốn có cái nhìn thực tếvề những năm tháng lịch sửcủa đất nước. Hoàng Dương,sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nộihào hứng nói: “Em hiếm khi được tận mắt nhìn thấy hình ảnhViệt Nam trong những năm 80 mà chỉ được nghe lại qua lời kể của bà. Buổi triển lãm giúp em có cái nhìn chân thực, rõ nét và dễ cảm nhận hơn về đất nước mình”.

Không chỉ có các bạn trẻ mà ngay cả nhà sử học Dương Trung Quốc cũng vô cùng thích thú. Chia sẻ vớibáo điện tử Một Thế Giới bên lề buổi triển lãm, ông Dương Trung Quốc bày tỏ: “Đến đây,tôi như nhớ lại một không gian mình đã từng sống, từng trải nghiệm, nhận ra được nhiều thứ thân quen và có những cái thực sự đã thay đổi quá nhiều”.Cũng theo ông Quốc, những năm 80 là khoảng thời gian gian khổ nhất của đất nước, đời sống rất lam lũ nhưng qua mỗi bức ảnh, chúng ta đều nhìn thấy những gương mặt toát lên sự thoải mái mà thế hệ trẻ ngày naykhó cảm nhận được hết.

Không đơn thuần là những tấm ảnh ý nghĩa mà đó còn là một nhân chứng cho một giai đoạn chuyển tiếp quan trọng của Việt Nam.Mỗi bức ảnh của Michel Blanchard như gợi lại cho mỗi người Việtnhững kỉ niệm riêng. Ở đó, người xem có thể tận hưởng cảm giác dạo bước trên những con phố Hà Nội 30 năm về trước.

Nói như nhà sử học Dương Trung Quốc: “Mỗi bức ảnh sẽ biến những khoảnh khắc thành vĩnh viễn, giúpcho chúng ta ngày nay có thể nhìn bằng con mắt của những người ở thế kỷtrước. Vì vậy, chúng ta cần trân trọng,lưu giữ và nhân rộng những thông tin lịch sử bằng hìnhảnh để trao truyền cho thế hệ sauhiểu hơn về một thời đã qua của dân tộc”.

Phố Hà Nội 1983.
Hình ảnh tàu điện quen thuộc với bao thế hệ người Hà Nội
Diễn tập ở Hà Nội
Hình ảnh làng quê yên bình
Ánh mắt ngây thơ của em bé được tác giả chụp tại Điện Biên Phủ
Hình ảnh em bé vùng cao
Thu Anh
Bài liên quan
Ngày Di sản văn hóa Việt Nam: Nhiều di tích ở Hà Nội mở cửa miễn phí
Nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23.11, hàng loạt di tích lịch sử ở Hà Nội thông báo mở cửa miễn phí đón tiếp du khách tới tham quan.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam 30 năm trước qua những bức ảnh của nhà báo Pháp