Tư duy văn học của người Việt Nam luôn được đánh giá là thiên về thực tế, nói vắn tắt là tư duy ít hình tượng. Đặc biệt là thiếu yếu tố "kỳ", vì vậy nếu không có nhà văn viết truyện kiếm hiệp nổi tiếng cũng là điều dễ hiểu.

Vì sao Việt Nam không có những tiểu thuyết gia võ hiệp nổi tiếng?

TIỂU VŨ | 11/01/2019, 14:35

Tư duy văn học của người Việt Nam luôn được đánh giá là thiên về thực tế, nói vắn tắt là tư duy ít hình tượng. Đặc biệt là thiếu yếu tố "kỳ", vì vậy nếu không có nhà văn viết truyện kiếm hiệp nổi tiếng cũng là điều dễ hiểu.

Nước Việt Nam với lịch sử 4.000 năm, có nền văn hóa đậm nétphương Đông và không thiếu những “anh hùng đại hiệp” nhưng cho đến nay vẫn chưa có những tác phẩm văn học về họ theo dạng “tiểu thuyết võ hiệp”. Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Phóng viên báo Một Thế Giới đã cuộc trao đổi nhanh với tiến sĩ văn học Hà Thanh Vân xung quanh vấn đề này.

- Làmột ngườinghiên cứu văn học Việt Nam, chị có thể lý giải vì sao Việt Nam không có những tiểu thuyết gia võ hiệp nổi tiếng?

- Có lẽ vì người Việt Nam không tạo được biểu tượng võ lâm cho mình. Ở đây chỉ nói là biểu tượng trên sách vở, phim ảnh thôi, còn dựa theo lịch sử Việt Nam với những nhân vật, chiến công có thật thì còn là kho tàng chưa mấy ai khai thác. Tiếc là chúng ta có nhiều nhân vật lẫy lừng, với nhiều chiến công cũng quy mô, tầm vóc, nhưng chỉ là trên sử sách thôi. Nhớ ngày trước khi xem phim truyền hình Tam quốc diễn nghĩa, đến trận Xích Bích, chợt liên tưởng đến bao giờ phim truyền hình Việt Nam có được những cảnh này. Chắc là lâu lắm. Hơn nữa Việt Nam cũng không có truyền thống viết tiểu thuyết kiếm hiệp bao giờ, nên nếu sau này có nhà văn nào nổi tiếng vì viết truyện võ hiệp thì đó là hiện tượng đột xuất mà thôi.

- Phải chăng đây là thuộc vấn đề tư duy khai ăn sâu trong nhiều thế hệ nhà văn Việt Nam?

- Tư duy văn học của người Việt Nam luôn được đánh giá là thiên về thực tế, nói vắn tắt là tư duy ít hình tượng, và đặc biệt là thiếu yếu tố "kỳ". Cái này lại là điểm mạnh trong những tác phẩm văn học của Trung Quốc. Đã có nhiều nhà văn Việt Nam thử viết truyện võ hiệp nhưng không thành công vì viết truyện kiếm hiệp đòi hỏi một trí tưởng tượng mạnh mẽ và một sự am hiểu sâu rộng về nhiều lĩnh vực.

Trong khi đó người Việt không có tư tưởng du hiệp từ lâu đời nhưTrung Quốc. Tư tưởng du hiệp của Trung Quốc đã có từ thời Bách gia chư tử. Mặc Tử (Mặc Địch) và học thuyết của ông được xem là nguồn gốc của tư tưởng du hiệp. Tư tưởng này đã bén rễ vào văn hóa Trung Hoa, tinh thần Trung Hoa. Sử ký của Tư Mã Thiên thì khỏi phải bàn, nhưng trước đó, một số tác phẩm chép sử như Tả truyện, Chiến quốc sách cũng đã nói đến chuyện các nhà quyền quý nuôi hàng trăm, thậm chí hàng ngàn môn khách, kiếm sĩtrong nhà.

Cha con nghệ sĩ Lý Huỳnh, Lý Hùng trong bộ phim võ hiệp Thăng Long đệ nhất kiếmcủa Việt Nam - Ảnh: Tư liệu

Không phải chỉ ở trong sử mà nhiều tác phẩm văn học khác như thơ, tạp kịch, tiểu thuyết từ rất sớm của Trung Quốc đã thể hiện tinh thần du hiệp. Trong Sở từ của Khuất Nguyên, từ xưa đến nay người ta chỉ nghĩ đó là khúc ca đau buồn của một tấm lòng trung quân ái quốc bị nhà vua hắt hủi, không tin dùng, nhưng nhiều câu chữ trong Sở từ thể hiện tinh thần thanh cao, thích lãng du đây đó, rong chơi, lại hàm chứa nét ngông cuồng, cao ngạo... là đã phảng phất tinh thần du hiệp rồi. Đời Hán có Đông Phương Sóc ngông cuồng, đời Tấn có Kê Khang, Nguyễn Tịch... đều là những người ẩn chứa tâm hồn du hiệp.

Lý Bạch đời Đường không chỉ là người thể hiện tinh thần du hiệp thơ (bài Hiệp khách hành, những câu thơ như Rút dao chém xuống nước...) mà thời trẻ ông cũng là một hiệp khách. Theo tiểu sử thì Lý Bạch 15 tuổi tinh thông kiếm thuật, từng du ngoạn nhiều nơi và cũng đã từng vung kiếm giết vài người.

- Theo chị vì saotiểu thuyết võ hiệp của Trung Quốc lại mê hoặc bạn đọcViệt Nam đến thế?

- Tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa đã có lịch sử lâu đời hàng ngàn năm (ở Trung Hoa nói tiểu thuyết là chỉ chung nhiều thể loại: đoản thiên tiểu thuyết là truyện ngắn, trung thiên tiểu thuyết là truyện vừa, trường thiên tiểu thuyết là truyện dài). Khởi đầu có thể là những chí nhân, chí quái, truyền kỳ đời Đường, cho đến tiểu thuyết Minh Thanh.

Ở Trung Quốc, những tác giả như Kim Dung, Cổ Long đã trở thành kinh điển.Trung Quốc (tính cả Đài Loan) hiện nay luôn có một đội ngũ nhà văn khá hùng hậu viết kiếm hiệp, trong đó có nhiều người còn rất trẻ.

Trên thực tế ở Việt Nam cũng có một số nhà văn đã viết về thể loại kiếm hiệp, nhưng không lôi cuốn được bạn đọc bởi lẽ thấy không hay, không hấp dẫn. Nhưng dù sao thì chúng ta cũng cứ hy vọng đi, biết đâu trong tương lai cũng sẽ xuất hiện một nhà văn viết truyện kiếm hiệp Việt Nam thật sự hay thì sao.

- Xin cảm ơn những chia sẻ của chị!

Tiểu Vũ (thực hiện)

BÀI ĐƯỢC BẠN ĐỌC XEM NHIỀU:

>>Đàm Vĩnh Hưng – Kẻ chơi ngông 'thất bại'?

>> Những cái chướng của Mỹ Tâm

>> Hoài Linh vẫn lén về thăm quê Quảng Nam
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao Việt Nam không có những tiểu thuyết gia võ hiệp nổi tiếng?