Nhân dịp phát biểu trước Quốc hội Mỹ cuối tuần trước, Tổng thống Volodymyr Zelenskyy kêu gọi cung cấp thêm chiến đấu cơ cho Ukraine để họ chiến đấu chống lại Nga.

Vì sao Ukraine cần chiến đấu cơ nước ngoài?

Cẩm Bình | 08/03/2022, 10:47

Nhân dịp phát biểu trước Quốc hội Mỹ cuối tuần trước, Tổng thống Volodymyr Zelenskyy kêu gọi cung cấp thêm chiến đấu cơ cho Ukraine để họ chiến đấu chống lại Nga.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington đã “bật đèn xanh”, hiện đang tích cực cân nhắc ý tưởng để Ba Lan cung cấp máy bay cũ từ thời Liên Xô cho Ukraine đổi lấy chiến đấu cơ F-16 của Mỹ.

Nhưng Ba Lan vừa tuyên bố không làm vậy, chủ yếu bởi Nga lên tiếng cảnh báo bất cứ quốc gia nào hỗ trợ không quân Ukraine đều bị xem là tham chiến. Tuy nhiên phía Warsaw không quên xoa dịu Kyiv bằng cam kết sẽ giúp đỡ ở nhiều lĩnh vực khác.

vi1000.jpeg
Chiến đấu cơ Mig-29 thuộc biên chế không quân Ba Lan - Ảnh: AP

Vì sao Ukraine cần chiến đấu cơ?

Không quân Ukraine hiện sử dụng máy bay dòng Su và Mig-29 từ thời Liên Xô để bảo vệ lãnh thổ từ lúc Nga phát động chiến dịch quân sự (ngày 24.2) đến nay. Kyiv kêu gọi cấp thêm chiến đấu cơ để có thể thực hiện nhiệm vụ này về lâu dài.

Dù thua kém xa về sức mạnh so với lực lượng không quân hùng mạnh của Nga, các phi công Ukraine vẫn tiếp tục nhiệm vụ chiến đầu mặc dù phía Nga trước đó tuyên bố đã vô hiệu hóa lực lượng phòng không - không quân Ukraine.

Chiến đấu cơ Mỹ không phải lựa chọn tối ưu lúc này vì phi công Ukraine chưa được đào tạo để có thể lái chúng. Họ quen lái máy bay dòng Su và Mig-29 (hiện được một số thành viên NATO từng thuộc Liên Xô cũ như Ba Lan, Bulgaria hay Slovakia).

Phi công Ukraine có thể sử dụng những máy bay Mig ngay lập tức nếu được chuyển giao, nhưng Ba Lan hay bất cứ quốc gia nào đồng ý cung cấp không hề muốn mất đi một phần sức mạnh không quân đáng kể mà không có máy bay thay thế. Ba Lan bắt đầu hiện đại hóa quân đội từ năm 2006 và hiện sở hữu vài chục chiếc F-16, năm 2020 đã ký hợp đồng mua F-35.

Các nước thuộc Liên Xô cũ - gồm cả Ukraine - được thừa hưởng lượng lớn khí tài sau khi Liên Xô tan rã. Theo dữ liệu từ trang Flight International 2022 World Air Forces, không quân Ukraine có 210 máy bay trong đó 98 chiếc là máy bay chiến đấu.

Ngày 4.3 trước, hãng Reuters dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết không quân Ukraine qua 9 ngày chiến đấu vẫn còn giữ được phần lớn máy bay quân sự.

Giống như Ukraine, Ba Lan cũng có biên giới giáp Nga và Belarus (đồng minh thân cận của Nga). Quan hệ Moscow - Warsaw đang rất xấu kể từ khi một chính quyền cánh hữu ở Ba Lan lên nắm quyền năm 2015.

Những tính toán khác

Về ý tưởng cấp thêm chiến đấu cơ cho Ukraine, một trong những vấn đề chính cần tính toán là những chiếc Mig sẽ đồn trú ở đâu nếu ra khỏi lãnh thổ NATO. Không rõ Ukraine đủ khả năng thành lập cơ sở để Mig đồn trú và sử dụng chúng dài hạn hay không.

Một vấn đề khác phải giải quyết là làm sao bàn giao máy bay cho Ukraine. Phi công Ba Lan được xem là phi công NATO nên không thể bay sang Ukraine mà không bị xem là NATO tham chiến, phi công Ukraine bay sang Ba Lan cũng gặp vấn đề tương tự.

Ngoài ra, hoạt động sản xuất F-16 đang diễn ra chậm chạp. Quốc gia nào muốn chuyển giao máy bay Su và Mig-29 đổi lấy F-16 sẽ phải chờ khá lâu.

Bài liên quan
Bàn đàm phán gần kề: Ukraine có thể giữ được những gì?
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào năm 2022, tình hình khu vực và toàn cầu đã thay đổi sâu sắc. Cuộc chiến không chỉ định hình lại cục diện chính trị Đông Âu mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cường quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao Ukraine cần chiến đấu cơ nước ngoài?