Một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Biden trả lời báo chí rằng mình sẵn sàng đến Ukraine, thì phát ngôn viên Nhà Trắng khẳng định "đó không nằm trong kế hoạch của Tổng thống".

Vì sao Tổng thống Biden vừa ngỏ ý muốn đến thăm Ukraine, Nhà Trắng lập tức bác bỏ?

Anh Tú | 16/04/2022, 08:09

Một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Biden trả lời báo chí rằng mình sẵn sàng đến Ukraine, thì phát ngôn viên Nhà Trắng khẳng định "đó không nằm trong kế hoạch của Tổng thống".

Ngày 14.4, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ông sẵn sàng cho cho chuyến thăm tới Ukraine. Cụ thể, khi được  phóng viên hỏi ông có sẵn sàng đến Kyiv hay không, Tổng thống Biden trả lời "có". Câu hỏi về ý định của Tổng thống Mỹ dựa theo cảm hứng một loạt lãnh đạo các nước Baltic và Ba Lan đến Ukraine vào tuần qua.

Tuy nhiên, ngày 15.4, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki đã đính chính rằng Tổng thống Joe Biden sẽ không thăm Ukraine, một ngày sau khi chính nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng ông đã sẵn sàng thực hiện chuyến đi.

"Ông ấy sẵn sàng cho bất cứ điều gì. Chúng tôi sẽ không cử tổng thống đến Ukraine”, bà Psaki nhấn mạnh.

Về lý do thì Nhà Trắng cho rằng an ninh không đảm bảo. Bà Psaki cho biết rằng việc nhập cảnh vào Ukraine từ Ba Lan sẽ liên quan đến một "chuyến tàu kéo dài 8 giờ qua vùng chiến sự", đó là điều "không có trong kế hoạch của Tổng thống Mỹ".

Tuy nhiên, không rõ kế hoạch này có từ ban đầu mà Tổng thống Mỹ đã "quên" khi trả lời báo chí hôm 14.4 hay sau khi ông phát biểu thì mới có sự điều chỉnh lại kế hoạch.

Đây không phải là lần đầu tiên Nhà Trắng đảo ngược tuyên bố của Tổng thống Mỹ. 

Hồi cuối tháng trước, sau cuộc gặp với các bộ trưởng Ukraine và tham dự hội nghị thượng đỉnh với các đồng minh NATO và Liên minh châu Âu (EU) tại Lâu đài Hoàng gia ở Warsaw(Ba Lan), Tổng thống Joe Biden đã chỉ trích Tổng thống Putin, đồng thời tuyên bố: "Vì Chúa, người đàn ông này không thể tiếp tục nắm quyền".

Thông điệp đó được hiểu là lời kêu gọi lật đổ chính quyền Nga khiến Nhà Trắng vội vã cải chính: "Tổng thống Mỹ Joe Biden đã không kêu gọi thay đổi chế độ ở Nga mặc dù ông nói hôm thứ bảy rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin "không thể tiếp tục nắm quyền". 

Tình hình nghiêm trọng tới mức, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng phải thanh minh rằng Washington không có kế hoạch thay đổi chế độ tại Nga. Ông Blinken giải thích quan điểm mà Tổng thống Joe Biden đưa ra hôm 26.3 có nghĩa Tổng thống Putin không có quyền triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hoặc bất kỳ nơi nào.

Khi trở về Washington sau phát ngôn đó, Tổng thống Mỹ đã bị chất vấn  liệu ông có kêu gọi thay đổi chế độ ở Nga ở thủ đô Ba Lan hay không và ông Biden trả lời: "Không". Sau đó ông giải thích: "Tôi khi ấy đang bày tỏ cảm xúc tức giận về mặt lương tri và tôi sẽ không xin lỗi về điều đó".

Ông Biden nói: “Không ai tin rằng tôi đang nói về việc lật đổ Putin". Ông nói thêm rằng những lời nói của ông "mang tính mơ ước nhiều hơn" và thể hiện sự đánh giá cá nhân rằng Putin không nên nắm quyền.

Khả năng ông Biden quên kế hoạch có sẵn cũng không nhỏ vì ông có dấu hiệu đãng trí thời gian qua. Ngày 14.4, Tổng thống Joe Biden đã bắt tay với "người vô hình" sau bài phát biểu tại một trường đại học Bắc Carolina.

Sau hoàn thành bài phát biểu dài gần 40 phút, vị tổng thống 79 tuổi đã quay người chìa tay ra trong tư thế sẵn sàng bắt tay trong vài giây.

Chỉ có điều, theo cảnh quay của sự kiện, không có ai khác trên sân khấu và không ai từ đám đông đang vỗ tay đến gần tổng thống để bắt tay ông. Điều đó khiến cho người ta có cảm tưởng ông bắt tay với người tàng hình.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao Tổng thống Biden vừa ngỏ ý muốn đến thăm Ukraine, Nhà Trắng lập tức bác bỏ?