Năm 1889, nhà tâm thần học người Áo-Phổ tên là Richard von Krafft-Ebing đưa từ "tình dục dị giới"vào quyển "bệnh tâm thần tình dục" (Psychopathia Sexualis), trong một danh mục các rối loại tính dục.

Vì sao tình dục đồng giới và dị giới phải khác nhau?

bai cao | 12/02/2018, 11:10

Năm 1889, nhà tâm thần học người Áo-Phổ tên là Richard von Krafft-Ebing đưa từ "tình dục dị giới"vào quyển "bệnh tâm thần tình dục" (Psychopathia Sexualis), trong một danh mục các rối loại tính dục.

          

Từ này lần đầu tiên được phát minh ra hồi cuối thập niên 1860, bởi nhà báo người Hungary Karl Maria Kerthbeny, nhưng chỉ được xuất bản lần đầu tiên trong một cuốn sách của ông vào năm 1880.

Mặc dù một số người không chuyên khá quen thuộc với tác phẩm của Krafft-Ebing, nhưng chính Freud mới là người khiến công chúng có cách nghĩ khoa học về tình dục.

Tuy rất khó để có thể tóm gọn các lý thuyết của bác sĩ này vào vài câu ngắn, nhưng di sản vững chắc nhất của ông là lý thuyết phát triển tâm lý tính dục, theo đó nói rằng trẻ em phát triển giới tính riêng thông qua sự pha trộn tinh thần của cha mẹ.

Với Freud, tính dục khác giới không phải là được tự nhiên sinh ra, mà là được hình thành theo cách đó.

Chưa hết, như Katz nhấn mạnh, người ta phải có sự tưởng tượng ghê gớm để có thể đóng khung sự điều chỉnh này theo hướng bình thường:

"Theo Freud, con đường bình thường dẫn tới sự bình thường của quan hệ tình dục khác giới được khơi mào từ ham muốn loạn luân của con trai với mẹ và con gái với cha, với ham muốn của con trai và con gái trong việc sát hại thân sinh cùng giới tính với mình, và ước muốn tiêu diệt bất cứ đứa em ruột nào có thể trở thành tình địch của mình. Con đường tới tính dục khác giới được mở đường bằng khao khát sát hại từ trong máu... sự phát minh ra quan hệ tình dục khác giới, theo quan điểm của Freud, là một sản phẩm cực kỳ kinh tởm."

Cái mặc cảm Oedipus đó đã tồn tại trong một thời gian rất lâu như cách duy nhất để giải thích về tình dục bình thường, là "một sự mỉa mai vĩ đại nữa của lịch sử tình dục dị tính," ông nói. Ta có thể nhắc lại một chút ở đây: mặc cảm Oedipus được đặt tên theo vị vua có số phận bi thảm trong thần thoại Hy Lạp, người bị giáng lời nguyền sẽ phạm tội giết chết cha và kết hôn với mẹ.

Nhưng cách giải thích của Freud có vẻ đã làm thỏa mãn đa số công chúng, những người vốn vẫn bị ám ảnh về việc cần chuẩn hóa mọi góc cạnh của đời sống, nay vui vẻ chấp nhận khía cạnh khoa học mới mẻ của sự bình thường.

Sigmund Freud (1856 - 1939) the neurologist and founder of psychoanalysisBản quyền hình ảnhHANS CASPARIUS/HULTON ARCHIVE/GETTY IMAGES
Image captionSigmund Freud (1856 - 1939) là cha đẻ của thuyết phân tâm học

Những thái độ như vậy cũng đã tạo ra những biện minh khoa học xa hơn trong tác phẩm của Alfred Kinsey, người nổi bật với nghiên cứu năm 1948 "Hành vi tình dục trong người nam" (Sexual Behavior in the Human Male) theo đó tìm cách chấm điểm bản năng tình dục của đàn ông với mức từ 0 (hoàn toàn chỉ quan tâm tới tình dục dị tính) đến sáu điểm (chỉ có quan hệ đồng tính).

Phát hiện của ông đã dẫn ông đến kết luận là một số đông, nếu không muốn nói là đa số "phần lớn nam giới có ít nhất vài trải nghiệm tình dục đồng giới trong khoảng thời gian từ lúc trưởng thành cho tới khi về già."

Trong khi nghiên cứu của Kinsey đã mở ra các phân loại về đồng tính/dị tính cho phép một sự liên tiếp về mặt tính dục, nó cũng "khẳng định một lần nữa ý tưởng về việc phân chia bản năng tính dục ra" giữa hai thái cực, Katz viết.

Tương lai của tình dục dị tính

"Không ai biết rõ vì sao tình dục khác giới và tình dục đồng giới phải khác nhau," Wendell Ricketts, tác giả của nghiên cứu năm 1984 tên Nghiên cứu Sinh học về Tình dục Đồng giới cho biết.

Câu trả lời tốt nhất mà ta có được là một thứ gì đó có vẻ bị hiểu sai nghĩa: "tình dục dị giới và tình dục đồng giới được coi là khác nhau vì chúng có thể chia thành hai nhóm dựa trên niềm tin rằng chúng có thể được chia thành hai nhóm."

Mặc dù sự phân chia dị giới/đồng giới có vẻ là sự thật tự nhiên vĩnh viễn và không thể thay đổi, nó thực ra không phải vậy.

Có lẽ đây chỉ là một trong những ngữ pháp mà con người sáng tạo ra để thể hiện tình dục có ý nghĩa ra sao với chúng ta.

Katz tranh luận rằng tình dục khác giới "được sáng tạo ra trong đối thoại như là một thứ ngoài đối thoại. Nó được chế tạo ra trong một tranh luận đặc thù vì nó có tính phổ quát... vì nó nằm ngoài thời gian."

Nó là một cách giải thích, nhưng nó lại vờ như không phải.

OSCAR DEL POZO/AFP/Getty Images
Phát hiện của Alfred Kinsey đã dẫn ông đến kết luận là một số đông, nếu không muốn nói là đa số "phần lớn nam giới có ít nhất vài trải nghiệm tình dục đồng giới trong khoảng thời gian từ lúc trưởng thành cho tới khi về già"

Cũng như bất cứ nhà triết học Pháp hay một đứa bé với bộ đồ chơi Lego nói với bạn, bất cứ thứ gì được dựng nên đều có thể bị phá hủy.

Nếu tình dục khác giới chưa hề tồn tại trong quá khứ thì nó cũng không nhất thiết phải tồn tại trong tương lai.

Mới đây, tôi vừa có cảm giác kinh ngạc khi nói chuyện với Jane Ward, tác giả cuốn "Không đồng tính".

Trong một cuộc phỏng vấn cho bài báo mà tôi viết về xu hướng tình dục, bà đã đặt câu hỏi với tôi về tương lai của bản năng tính dục. "Sẽ ra sao nếu như con người có thể đáp ứng được các khao khát, đam mê tình dục của bản thân theo cách tương tự như cách người ta tìm cách thoả mãn nhu cầu thèm một món ăn nào đó?"

Dẫu cho một số người cảm thấy lo lắng rằng điều này có thể dẫn tới xảy ra tình trạng quan hệ tình dục một cách dễ dãi, nhưng điều quan trọng là cần phải ý thức được rằng các lập luận khác nhau rằng "Sinh ra đã thế rồi" là hầu như không được chấp nhận trong khoa học hiện đại.

Các nhà nghiên cứu không chắc chắn đâu là "nguyên nhân" gây tình dục đồng giới, và dĩ nhiên họ không từ chối bất cứ giả thiết nào có thể đặt ra một nguồn gốc đơn giản, ví dụ như có "gene gay".

Tôi thì có ý kiến là khao khát tính dục, cũng như mọi ham muốn khác của con người, có thể thay đổi trong suốt đời ta, và những thay đổi đó mỗi khi xảy ra sẽ thường đem lại nét mới cho chúng ta. Nếu quả đúng vậy, thì cách nhìn của Ward theo đó cho rằng con người có thể có những sở thích tình dục khác nhau nghe có vẻ phù hợp.

Vượt ra bên ngoài khuôn khổ câu hỏi của Ward là một thách thức khá tế nhị: Nếu chúng ta không cảm thấy thoải mái khi phải đánh giá xem liệu ta có bao nhiêu quyền năng đối với giới tính của mình, thì tại sao phải làm vậy?

Tương tự, tại sao việc thách thức niềm tin rằng đồng tính, và xa hơn là dị tính là những sự thật tất nhiên của tự nhiên lại gây khó chịu như vậy?

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Richard Goldstein, tiểu thuyết gia và nhà viết kịch James Baldwin thừa nhận về những dự cảm tốt và xấu về tương lai. Một trong những điều tốt là "không ai phải tự nhận mình là người đồng tính nữa," một tuyên bố mà Baldwin thừa nhận không thể chịu nổi. "Nó đáp trả cho một tranh luận sai, một cáo buộc sai."

Brandon Ambrosino (Viết cho BBC Future)

Brandon Ambrosino từng viết cho New York Times, Boston Globe, The Atlantic, Politico, Economist và nhiều tờ báo khác. Ông sống ở Delaware, và là nghiên cứu sinh thần học tại Đại học Villanova. Đây là phần 2 trong bài nghiên cứu gồm 5 phần về chủ đề tình dục dị tính của ông.

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao tình dục đồng giới và dị giới phải khác nhau?