Trong cuộc khảo sát mới của hãng tin Nikkei, nhiều nhà lãnh đạo các công ty hàng đầu Nhật Bản muốn Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden nới lỏng các biện pháp thời ông Trump nhắm vào Trung Quốc.

Vì sao nhiều lãnh đạo công ty Nhật muốn Biden xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc?

Nhân Hoàng | 29/12/2020, 10:24

Trong cuộc khảo sát mới của hãng tin Nikkei, nhiều nhà lãnh đạo các công ty hàng đầu Nhật Bản muốn Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden nới lỏng các biện pháp thời ông Trump nhắm vào Trung Quốc.

Những người được hỏi kỳ vọng bối cảnh toàn cầu sẽ được cải thiện với việc đảo ngược các chính sách "Nước Mỹ trên hết" và quay trở lại hợp tác quốc tế. Họ cũng lạc quan rằng Mỹ và Nhật Bản sẽ để mắt đến biến đổi khí hậu.

Các biện pháp nới lỏng với Trung Quốc đã giành được sự ủng hộ từ 68,2% số người tham gia cuộc thăm dò các chủ tịch công ty và nhà lãnh đạo khác. Chỉ 30,7% cho rằng Biden nên duy trì hiện trạng.

Về các chính sách cụ thể, 72,3% cho rằng Biden nên giảm bớt mức thuế bổ sung với hàng hóa Trung Quốc và 59,2% nói rằng ông nên giảm bớt các hạn chế về thị thực cho công dân Trung Quốc.

Cuộc khảo sát với 141 công ty lớn được thực hiện từ ngày 7.12 đến ngày 22.12. Một số công ty đã trích dẫn cách các lệnh trừng phạt của Mỹ với Trung Quốc đã tạo ra những luồng gió ngược cho hoạt động của chính họ.

Nền kinh tế Trung Quốc yếu đi khiến tiêu dùng giảm, dẫn đến tồn kho tăng cao và giá sản phẩm giảm”, một người tại cơ sở sản xuất giấy lớn cho biết.

Yasuhito Hirota, Chủ tịch hãng sản xuất đồ thể thao Asics, nói: "Việc nới lỏng căng thẳng kinh tế Trung - Mỹ sẽ ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế toàn cầu".

Những lời kêu gọi một cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn với Trung Quốc trái ngược với quan điểm trong giới chính trị gia. Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền đã hối thúc chính phủ hủy chuyến thăm cấp nhà nước đã lên kế hoạch của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Nhật, với lý do Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông và bắt giữ những người biểu tình.

Chính phủ Nhật Bản đã chuẩn bị các khoản trợ cấp cho các công ty Nhật Bản rời Trung Quốc để đảm bảo chuỗi cung ứng đa dạng hơn. Xem chi tiết tại đây.

vi-sao-nhieu-lanh-dao-cong-ty-nhat-muon-biden-xoa-diu-cang-thang-voi-trung-quoc.jpg
Nhiều giám đốc kinh doanh Nhật Bản muốn Tổng thống đắc cử Joe Biden giảm bớt các biện pháp trừng phạt với Trung Quốc

Cuộc thăm dò cho thấy các công ty Nhật Bản ủng hộ nhất chính sách môi trường của Biden. Cam kết của ông là đưa Mỹ trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đã giành được sự ủng hộ của 70,2% số người được hỏi. 61,7% người ủng hộ lời hứa từ Biden dành 2.000 tỉ USD cho kế hoạch ứng phó với biến đối khí hậu trong nhiệm kỳ của ông.

Có đến 96,5% người xem chương trình nghị sự về môi trường của Biden bày tỏ thái độ tích cực, chiếm tỷ lệ cao nhất trong số 9 lĩnh vực chính sách. Điều này đi đôi với việc các công ty Nhật Bản chấp nhận mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của Thủ tướng Yoshihide Suga vào năm 2050.

Kế hoạch "tăng trưởng xanh" của Chính phủ Nhật được thực hiện hôm 25.12 vạch ra những gì các ngành công nghiệp nên làm để đạt được mục tiêu ròng. 93,2% số người được hỏi cho biết công ty của họ có thể đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Tất cả công ty đều tán thành tuyên bố của Thủ tướng Yoshihide Suga.

Satoru Komiya, Chủ tịch của nhà cung cấp bảo hiểm Tokio Marine Holdings, nói: “Đây là một sáng kiến ​​chính sách quan trọng để các công ty Nhật Bản duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc tế bằng cách đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh khử cacbon”.

Shigetaka Komori, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Fujifilm Holdings, cho biết: “Không phải là liệu chúng ta có thể đạt được mục tiêu (mức phát thải ròng bằng 0) hay không, mà toàn xã hội của chúng ta phải đạt được nó”.

Gần 80% số người được hỏi cho biết họ có chính sách để thực hiện phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 hoặc sẽ đưa ra chính sách vào năm tới. 17,6% cho biết họ sẽ đưa ra kế hoạch vào năm 2022 hoặc muộn hơn. Chỉ có 3,2% lãnh đạo công ty không có kế hoạch soạn thảo.

36,7% giám đốc kinh doanh cho biết các chính sách của Biden sẽ có tác động tích cực với công ty họ.

Akihiro Nikkaku, Chủ tịch Toray Industries (tập đoàn chuyên về các sản phẩm công nghiệp tập trung vào các công nghệ trong hóa học tổng hợp hữu cơ, hóa học polymer và hóa sinh), cho biết: “Tôi dự đoán sự gia tăng của các sáng kiến ​​xã hội, chẳng hạn như xe điện và năng lượng tái tạo, sẽ làm tăng đóng góp của công ty tôi thông qua công nghệ và vật liệu tiên tiến của chúng tôi”.

36,7% cao hơn nhiều so với 3,7% dự đoán tác động tiêu cực. 59,6% cho rằng không có thay đổi, phản ánh thái độ dè dặt và chờ xem chính sách cụ thể của ông Biden ra sao.

"Ở giai đoạn này, các chính sách cụ thể vẫn chưa được biết", một người tại hãng hàng hải lớn cho hay.

Ít nhất một công ty có cái nhìn bi quan hơn về chính quyền Biden sắp tới.

"Có một số chính sách sẽ vẫn được duy trì, chẳng hạn như tăng cường đánh thuế với các tập đoàn và những người giàu có, sẽ có tác động tiêu cực ngắn hạn đến nền kinh tế và trên hết có khả năng khiến Quốc hội bị chia rẽ. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc thúc đẩy chính sách”, Kaoru Ino, Chủ tịch nhà sản xuất hóa chất DIC, nhận xét.

Bài liên quan
Vì sao hàng ngàn nhà khoa học Nhật Bản tha phương cầu thực ở Trung Quốc?
Chính phủ Nhật Bản phải khẩn trương cải thiện môi trường nghiên cứu trong nước để ngăn chặn chảy máu chất xám.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao nhiều lãnh đạo công ty Nhật muốn Biden xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc?