Joe Biden nói rằng ông chưa bao giờ là người hâm mộ Facebook. Bây giờ, ông có cơ hội để thể hiện điều đó khi đảm nhận các chính sách mang tính bước ngoặt và các cuộc chiến pháp lý chống lại Facebook.

'Chịu bao sóng gió ở thời Trump, Facebook còn đối mặt điều tệ hơn khi Biden nhậm chức'

Nhân Hoàng | 27/12/2020, 10:40

Joe Biden nói rằng ông chưa bao giờ là người hâm mộ Facebook. Bây giờ, ông có cơ hội để thể hiện điều đó khi đảm nhận các chính sách mang tính bước ngoặt và các cuộc chiến pháp lý chống lại Facebook.

Facebook đã phải chịu đựng làn sóng giám sát chính trị ở Mỹ trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump và sẵng sàng phải đối mặt với điều tệ hơn dưới thời ông Joe Biden.

Từ các nhà lập pháp ở Quốc hội đến những người thực thi chống độc quyền tại Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) đang hướng ánh nhìn vào mạng xã hội lớn nhất thế giới.

Các nhà thực thi chống độc quyền của ông Biden sẽ nắm quyền sở hữu vụ kiện mà FTC đã đệ trình vào tháng này có thể ảnh hưởng đến hoạt động Facebook.

Cấp dưới Biden sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo Quốc hội, những người đã buộc Facebook xử lý sai dữ liệu cá nhân của người dùng và phát tán ngôn từ kích động thù địch cùng những lời nói dối nguy hiểm.

chiu-bao-song-gio-o-thoi-trump-facebook-con-doi-mat-dieu-te-hon-khi-biden-lam-tong-thong.jpg
Ông Biden tuyên bố chưa bao giờ là fan Facebook và từng kêu gọi bãi bỏ Mục 230 

Trong nhiệm kỳ ông Trump, Facebook chịu nhiều lời dèm pha và cáo buộc tiếp tay cho thông tin sai lệch về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Giờ đây, dưới thời Biden, các nhà phê bình nhìn thấy cơ hội để chế ngự Facebook vì lợi ích của bầu cử liêm chính, quyền riêng tư và công bằng trong kỷ nguyên kỹ thuật số.

Các đảng viên Dân chủ cáo buộc nhà lãnh đạo Facebook cho phép thông tin sai lệch để xoa dịu Trump và các đồng minh đảng Cộng hòa của ông. Chiến dịch của Biden đã chỉ trích Facebook vì đã không xóa các tuyên bố gây hiểu lầm của Trump và tạm dừng quảng cáo chính trị trong những ngày ngay trước và sau cuộc bầu cử hôm 3.11.

Bà Sally Hubbard, Giám đốc thực thi chiến lược tại Viện Thị trường mở, cơ quan ủng hộ việc thực thi chống độc quyền với Facebook, Google và các công ty công nghệ lớn khác, cho biết: “Đây không phải là một chiến lược kinh doanh hay để chọc giận tổng thống sắp tới”.

Sally Hubbard và các nhà phê bình công nghệ khác đang gây áp lực để ông Biden phải có cách tiếp cận khác với các chính quyền trước đây. Họ đã có một số đồng minh tư vấn cho việc chuyển đổi chuẩn bị diễn ra vào tháng 1.2021. Gene Kimmelman của Public Knowledge (nhóm lợi ích công cộng phi lợi nhuận) và Sarah Miller của American Economic Liberties Project (dự án đang đấu tranh để hiện thực hóa quyền tự do kinh tế cho tất cả mọi người, ủng hộ một xã hội dân chủ toàn diện, an toàn) đều là nhà phê bình thường xuyên về sức mạnh thị trường của ngành công nghệ, đang hỗ trợ Biden trong quá trình chuyển đổi cho Bộ Tư pháp và Bộ Ngân khố.

Các cố vấn khác cho quá trình chuyển đổi của ông Biden đã kêu gọi hành động cứng rắn hơn chống lại các công ty công nghệ lớn.

Bill Baer, học giả ở Viện Brookings cố vấn cho nhóm đánh giá của FTC, nói vào tháng trước rằng chính phủ cần thực thi chống độc quyền mạnh mẽ hơn. Khi việc này không được thực hiện, Quốc hội có thể cần phải điều chỉnh, Bill Baer nói.

Thị trường không phải lúc nào cũng tự điều chỉnh và việc thực thi theo từng trường hợp có thể không phải là cách tốt nhất, hiệu quả nhất và nhanh chóng nhất để giải quyết các vấn đề”, Bill Baer nói với tư cách cá nhân trước Hiệp hội Luật sư Mỹ.

Dù chào đón cộng sự và những người phê bình Facebook vào nhóm chuyển đổi của mình, ông Biden sẽ phải đối mặt với áp lực từ các đồng minh trong Quốc hội và các nhóm vận động tiến bộ để có lập trường tích cực với công ty mạng xã hội này.

Ông Biden từng kêu gọi thu hồi các biện pháp bảo vệ trách nhiệm pháp lý của ngành công nghiệp internet, đặc biệt trích dẫn việc Facebook xử lý thông tin sai lệch liên quan đến bầu cử.

chiu-bao-song-gio-o-thoi-trump-facebook-con-doi-mat-dieu-te-hon-khi-biden-lam-tong-thong1.jpg
Hiện fanpage Facebook của ông Biden có hơn 6,8 triệu like...
chiu-bao-song-gio-o-thoi-trump-facebook-con-doi-mat-dieu-te-hon-khi-biden-lam-tong-thong21.jpg
... khá khiêm tốn so với 32,78 triệu like của ông Trump

Vào tháng 1, ông Biden nói thẳng rằng: “Tôi chưa bao giờ là fan của Facebook”, dù đây là công ty có phạm vi tiếp cận kỹ thuật số đã giúp đưa Obama - Biden giành vé vào Nhà Trắng trong các cuộc bầu cử trước đây.

Nhiều nhà phê bình Facebook ở Washington đang hy vọng điều đó sẽ chuyển thành chính sách.

Joe Biden đã nói rõ rằng ông ấy sẽ đặt những người làm việc lên hàng đầu, chứ không phải các tập đoàn giàu có như Facebook”, Hạ nghị sĩ David Cicilline, Chủ tịch Tiểu ban chống độc quyền của Ủy ban Tư pháp Hạ viện từng đề xuất sửa đổi luật chống độc quyền ở Mỹ, cho biết.

Tôi tin rằng chính quyền Biden không chỉ thực hiện hành động để buộc Facebook phải chịu trách nhiệm. Tôi tin rằng chúng tôi đang đi đúng hướng để thực hiện các khuyến nghị của tiểu ban chống độc quyền để khôi phục sự cạnh tranh trong thị trường kỹ thuật số”, David Cicilline, người đứng đầu một cuộc gây quỹ chống độc quyền cho Biden trong suốt chiến dịch, nói thêm.

David Cicilline không còn đơn độc trong Quốc hội về sự căm ghét Facebook. Quan điểm với công nghệ đã thay đổi ở Washington kể từ khi ông Biden rời văn phòng đại chúng cách đây 4 năm. Chính quyền Obama thường xuyên khai thác các công ty công nghệ lớn ở Thung lũng Silicon để tìm kiếm những ý tưởng và nhân sự mới. Điều đó khiến các công ty không bị kiểm soát trong thời kỳ phát triển vượt bậc. Tổng thống Barack Obama thậm chí tiến hành làm một tòa thị chính tại trụ sở Facebook vào năm 2011.

Bất kỳ hành động hành pháp hoặc luật pháp nào cũng có khả năng giải quyết các vấn đề của ngành công nghệ nói chung thay vì chỉ Facebook, có khả năng thành công hơn chính quyền Trump, vốn bị cản trở trong việc chống lại các công ty cụ thể.

Việc kiểm tra và cân bằng trong hệ thống khiến Nhà Trắng khó trừng phạt một công ty cá nhân, như chúng ta đã thấy trong chính quyền Trump với việc Nhà Trắng lặp đi lặp lại - và phần lớn đã thất bại trong những nỗ lực sử dụng các công cụ chính sách chống lại các công ty như Amazon và TikTok vì lợi ích chính trị”, Matt Perault, cựu giám đốc chính sách công của Facebook, người hiện lãnh đạo Trung tâm Chính sách Khoa học và Công nghệ ở Đại học Duke, nhận định.

“Chắc chắn có thể sự hoài nghi về Facebook từ nhóm Biden dẫn đến khả năng Bộ Tư pháp và FTC giám sát chống độc quyền cao hơn. Có thể Nhà Trắng ở Biden cố gắng thực hiện những thay đổi mà họ không thể đạt được thông qua hành động hoặc pháp luật”, ông Matt Perault nói thêm.

Các nhà phê bình cho rằng thời gian đã tiết lộ cơ sở mô hình kinh doanh sinh lợi cao của Facebook: Cung cấp mạng xã hội miễn phí cho người dùng, sau đó thu thập dữ liệu cá nhân để nhắm đối tượng với họ bằng nội dung và quảng cáo. Các nhà phê bình cho biết Facebook từng tiếp tay cho thông tin sai lệch và các thuyết âm mưu.

Gần đây, Facebook đã thực hiện các bước để gắn nhãn thông tin sai lệch trên nền tảng của mình hoặc xóa hoàn toàn thông tin đó trong một số trường hợp. Những tuần kể từ cuộc bầu cử bắt đầu, Facebook đặc biệt cảnh giác về việc gắn nhãn thông tin sai lệch liên quan đến bầu cử, gồm cả tuyên bố sai sự thật của ông Trump về gian lận bầu cử, nhưng các nhà phê bình lưu ý rằng công ty vẫn cho phép nội dung đó tiếp cận người dùng.

Vẫn có bất đồng quan điểm trong chính sách mà chính quyền Biden sắp tới dự định theo đuổi.

Rob Atkinson, Chủ tịch của Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin, người phản đối vụ kiện Facebook của FTC, cho biết: "Còn công ty nào tốt hơn Facebook vì mọi người đều biết họ là ai, họ lớn, họ xuất hiện như một công ty độc quyền? Họ sẽ phải đối mặt với những thách thức trong chính quyền Biden sẽ phải thể hiện những lợi ích của mình ở cánh tả rằn: Này, chúng tôi đang làm điều gì đó".

Các đảng viên Cộng hòa cũng hiểu rõ về việc Facebook xử lý các bài phát biểu chính trị, với một số người nói rằng việc Facebook thiếu tính cạnh tranh có ý nghĩa tạo cho công ty đòn bẩy để kiểm duyệt quan điểm chính trị của người dùng.

Sau khi FTC và tổng chưởng lý 48 bang cùng vùng lãnh thổ thông báo về vụ kiện Facebook trong tháng này, các nhà lập pháp từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều bày tỏ sự ủng hộ.

Là người đăng tải nhiều thứ trên mạng xã hội, Tổng thống Trump từng lên tiếng phản đối Facebook và Twitter vì đã kiểm duyệt những bài đăng đó.

Ông Trump bày tỏ sự tức giận với các công ty này bằng lệnh hành pháp đề nghị FTC xem xét giới hạn phạm vi của Mục 230, đạo luật năm 1996 bảo vệ các công ty internet khỏi trách nhiệm pháp lý với nội dung do người dùng tạo.

Tổng thống Trump cũng  nhiều lần kêu gọi Quốc hội bãi bỏ đạo luật này, thậm chí dọa phủ quyết dự luật chi tiêu quốc phòng lớn vào hôm 23.12 vì các nhà lập pháp đã không tuân theo yêu cầu của ông.

Sự đồng quan điểm của lưỡng đảng trong việc chống lại các công ty công nghệ không có nghĩa là các nhà lập pháp sẽ gạt bỏ những khác biệt giữa hai đảng. Chẳng hạn, cả hai bên đều tỏ ra thất vọng với cách kiểm duyệt nội dung chính trị kiểu cảnh sát của Facebook, Twitter và YouTube, nhưng đảng Dân chủ muốn kiểm duyệt nhiều hơn, còn đảng Cộng hòa kêu gọi ít hơn.

Tôi quan tâm đến việc liệu chính quyền Biden có thể bị ảnh hưởng bởi những người trong đảng Dân chủ kêu gọi kiểm duyệt nhiều hơn các quan điểm bảo thủ hay không”, Thượng nghị sĩ Mike Lee, Chủ tịch Tiểu ban chống độc quyền của Thượng viện, nói.

Ngay cả khi có sự chia rẽ như vậy, sự thù ghét chung với Facebook có thể giúp những người ủng hộ chống lại công ty này giành được sức hút với chính quyền mới. Họ đang đẩy mạnh chương trình nghị sự của mình trước lễ nhậm chức.

Rashad Robinson, Chủ tịch nhóm công bằng xã hội Color of Change cho biết: “Chính quyền Biden - Harris có thể và nên làm nhiều hơn nữa ngoài phạm vi kiện tụng, vốn thường mất nhiều năm để giải quyết. Đây chỉ là khởi đầu của một con đường dài để phá vỡ sự tập trung quyền lực của những công ty công nghệ lớn”.

Cuối cùng, cách Biden chọn các vị trí quan trọng trong Nội các, bao gồm cả người đứng đầu bộ phận chống độc quyền của Bộ Tư pháp và FTC, sẽ cho biết cách chính quyền ông có kế hoạch xử lý các câu hỏi về cạnh tranh trong ngành công nghệ thế nào.

Biden đã bị phản pháo từ các nhóm tiến bộ (vốn thành lập một liên minh gọi là Dự án Cánh cửa quay vòng để chống lại các ứng cử viên liên quan đến ngành công nghệ) vì đã chọn Louisa Terrell (cựu giám đốc chính sách công của Facebook) làm Giám đốc Văn phòng Lập pháp của Nhà Trắng và Jessica Hertz (cựu tổng cố vấn tại Facebook) với tư cách là cố vấn chung cho quá trình chuyển đổi.

Những người khác có quan hệ với Facebook cũng bị bêu tên.

Jeff Zient, cựu quan chức chính quyền Obama và là người đứng đầu quá trình chuyển đổi của Biden, đã được bổ nhiệm làm điều phối viên COVID-19 ở Nhà Trắng. Trước đây, ông Jeff Zient từng là thành viên ban giám đốc Facebook nhưng đã rời đi trong bối cảnh bất đồng với lãnh đạo.

Ba nhân viên Facebook đã được thêm vào nhóm đánh giá quá trình chuyển tiếp của Biden trong những tuần đầu tiên. Facebook cho biết những nhân viên đó, bao gồm cả một nhà điều hành chính sách công và cố vấn chung, tiếp tục làm việc tại công ty trong khi tình nguyện tham gia quá trình chuyển đổi của Biden.

Điều đó có thể mang lại cho Facebook và đội quân vận động hành lang những lợi thế khi tìm cách làm dịu mối quan hệ với chính quyền Biden. Facebook đã xây dựng một cỗ máy vận động hành lang khổng lồ ở Washington, tiêu tốn 16,7 triệu USD vào năm ngoái - gần gấp đôi số tiền họ chi vào năm 2016.

Người phát ngôn Facebook từ chối bình luận về câu chuyện này hoặc thảo luận về cách tiếp cận của Facebook với chính quyền Biden sắp tới.

Trong cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Anthony Fauci (Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ kiêm cố vấn y tế Nhà Trắng) vào tháng trước, Giám đốc điều hành Facebook - Mark Zuckerberg lưu ý rằng công ty đã đề nghị hỗ trợ Biden đối phó với đại dịch COVID-19.

Mark Zuckerberg cũng nói với Quốc hội vào tháng 10 rằng Facebook mở cửa về các yêu cầu minh bạch hơn với các công ty truyền thông xã hội, cùng với những thay đổi với Mục 230 mà cả ông Trump và Biden đều muốn bãi bỏ.

Mục 230 là gì mà ông Trump và Biden kêu gọi bãi bỏ?

Mục 230 của Đạo luật Chuẩn mực Truyền thông được ban hành năm 1996 nhằm bảo vệ Facebook, Twitter, YouTube khỏi các vụ kiện về nội dung được đăng lên bởi người dùng.

Khi luật được viết, chủ sở hữu một số mạng xã hội cũng lo lắng rằng có thể bị kiện nếu thực hiện bất kỳ việc kiểm soát nào với những gì xuất hiện trên trang của mình. Vì vậy, luật có thêm điều khoản quy định - miễn là các mạng xã hội hoạt động với sự thiện chí thì có thể xóa các nội dung gây khó chịu hoặc phản cảm.

Tuy nhiên, đạo luật này không bảo vệ việc vi phạm bản quyền hoặc một số loại hành vi tội phạm, đặc biệt là các nội dung khiêu dâm. Người dùng đăng nội dung bất hợp pháp vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ngành công nghệ từ lâu đã coi Mục 230 là sự bảo vệ quan trọng, dù đạo luật này ngày càng gây tranh cãi khi quyền lực của các công ty internet đã tăng lên đáng kể.

Mục 230 thành "cái gai" trong mắt Tổng thống Trump. Ông Trump cho rằng Mục 230 đã trao cho các công ty internet quá nhiều sự bảo vệ pháp lý và giúp họ trốn tránh trách nhiệm về các hành vi của mình. Ông Trump cũng cáo buộc rằng các nội dung đăng lên Facebook, Twitter phải chịu sự kiểm duyệt ngầm nhưng thường bị các công ty này phủ nhận.

Mục 230 thường bị hiểu sai khi nhiều cá nhân, công ty nghĩ rằng luật yêu cầu phải giữ quan điểm trung lập trong chính trị, đặc biệt các chiến dịch vận động tranh cử tổng thống. Song, thực tế luật chỉ quy định các công ty này giữ quyền tự do ngôn luận của người dùng thay vì nỗ lực thể hiện quan điểm chính trị trung lập.

Sau khi bị Twitter lần đầu ẩn đi tweet vào 27.5, ông Trump sắc lệnh yêu cầu các cơ quan chính phủ nghiên cứu áp đặt các quy định mới lên mạng xã hội. Sắc lệnh của ông Trump không thể khiến Mục 230 bị thay đổi hay bãi bỏ ngay lập tức bởi điều này chỉ Quốc hội Mỹ mới thực hiện được.

Bản dự thảo của ông Trump kêu gọi Bộ Thương mại yêu cầu Ủy ban Truyền thông Liên bang đưa ra các quy định mới làm rõ khi nào hành vi của một công ty vi phạm Mục 230, khiến các công ty công nghệ có thể dễ dàng bị kiện hơn. Nếu có hiệu lực, sắc lệnh của ông Trump sẽ thay đổi tiền lệ từ hàng chục năm qua, coi những nền tảng mạng xã hội là nhà xuất bản phải chịu trách nhiệm với nội dung do người dùng tạo ra.

trump-do-phu-quyet-du-luat-quoc-phong-740-ti-neu-khong-bai-bo-muc-bao-ve-mang-xa-hoi-anh12.jpg
Jack Dorsey và Mark Zuckerberg phải điều trần trực tuyến trước Quốc hội Mỹ hôm 18.11 vì Twitter và Facebook ngăn chia sẻ bài bóc mẽ con trai Biden

Jack Dorsey và Mark Zuckerberg phải điều trần trực tuyến trước Quốc hội Mỹ hôm 18.11 vì Twitter và Facebook ngăn chia sẻ bài bóc mẽ con trai Biden.

Băn khoăn trước quyết định của Twitter, Facebook về những gì cần để lại trên nền tảng và những gì cần gỡ bỏ, nhiều nhà lập pháp đảng Cộng hòa đã đe dọa sẽ bỏ các biện pháp bảo vệ cho các công ty internet theo luật liên bang có tên Mục 230.

Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Lindsey Graham cho biết ông hy vọng Mục 230 được thay đổi.

Lindsey Graham nói: “Khi bạn có những công ty sở hữu quyền lực của chính phủ, có sức mạnh hơn nhiều so với các phương tiện truyền thông truyền thống, thì cái gì đó phải thay đổi”.

Tổng thống đắc cử Biden từng ủng hộ việc bãi bỏ Mục 230. Tuy nhiên, phe Dân chủ ở Quốc hội thích cải cách luật này hơn.

Mark Zuckerberg (CEO Facebook) và Jack Dorsey (CEO Twitter) cho biết cởi mở với một số cải cách với luật.

Tại một phiên điều trần vào tháng 10.2020, Dorsey nói việc làm xói mòn Mục 230 có thể ảnh hưởng đáng kể đến cách mọi người giao tiếp trực tuyến. Trong khi Zuckerberg ủng hộ việc thay đổi luật nhưng cũng cho biết các nền tảng công nghệ có thể sẽ kiểm duyệt nhiều hơn để tránh rủi ro pháp lý nếu Mục 230 bị bãi bỏ.

Bài liên quan
Facebook bị 48 bang và vùng lãnh thổ kiện, có thể phải bán Instagram, WhatsApp: Chuyên gia nói gì?
Facebook có thể buộc phải bán tài sản được đánh giá cao của mình là WhatsApp và Instagram sau khi Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ và 46 bang đệ đơn kiện công ty truyền thông xã hội này, nói rằng họ đã sử dụng chiến lược “mua hoặc chôn vùi” để bắt kịp các đối thủ lớn và kìm chân các đối thủ nhỏ hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Chịu bao sóng gió ở thời Trump, Facebook còn đối mặt điều tệ hơn khi Biden nhậm chức'