Năm 2021, kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị ảnh hưởng nặng bởi đợt đợt bùng phát COVID-19. Theo Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ, có đến hơn 70.000 trong tổng 75.000 doanh nghiệp trong vùng phải ngưng hoạt động trong quý 3. Vì sao nhiều cổ phiếu (CP) các DN chế biến thủy sản xuất khẩu tăng giá cao trong khi kinh tế trong vùng đối mặt với hàng loạt khó khăn thách thức?

Vì sao nhiều cổ phiếu ngành chế biến ĐBSCL năm 2021 tăng cao?

Văn Kim Khanh | 07/11/2021, 18:13

Năm 2021, kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị ảnh hưởng nặng bởi đợt đợt bùng phát COVID-19. Theo Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ, có đến hơn 70.000 trong tổng 75.000 doanh nghiệp trong vùng phải ngưng hoạt động trong quý 3. Vì sao nhiều cổ phiếu (CP) các DN chế biến thủy sản xuất khẩu tăng giá cao trong khi kinh tế trong vùng đối mặt với hàng loạt khó khăn thách thức?

Trong số hơn 20 doanh nghiệp (DN) đại chúng ngành chế biến thủy sản ở ĐBSCL, có 50% là DN trên sàn UPCOM. Trong các năm trước, khi thị trường chứng khoán chưa khởi sắc. Chỉ số VNIndex dao động từ 900 đến 1.100 điểm, giá các CP ngành chế biến thủy sản xuất khẩu phần lớn rất thấp. Đặc biệt, từ cuối năm 2020 và từ cuối quý III/2021, CP ngành chế biến thủy sản xuất khẩu tăng nhanh. Nhiều CP tăng 50%, thậm chí tăng 150 đến 200% so với cách nay 12 tháng.

Thế mạnh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trong vùng là nguồn nguyên liệu dồi dào, nhân công có tay nghề và thị trường xuất khẩu truyền thống của ngành này có từ thời kinh tế bao cấp. Nay thị trường được mở rộng hơn khi Việt Nam tham gia sâu rộng hơn với thị trường thế giới, công nghệ nuôi trồng và chế biến cải tiến... Đây là cơ hội cho DN xuất khẩu thủy sản trong vùng.

vinh-hoan-db.jpg
Công nhân Vĩnh Hoàn đang sản xuất hàng thủy sản xuất khẩu. Ảnh TL

Tiêu biểu cho các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu ở ĐBSCL có thể kể đến như: Minh Phú ( Minh Hải), Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp), Đông Hải (Bến Tre)... các doanh nghiệp này thời gian qua CP tăng khá ấn tượng trên sàn chứng khoán

Ngày 5.11, kết thúc phiên giao dịch CP Công ty CP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC), có mức giá 64.700 đồng. Trong 12 tháng qua, CP này dao động ở mức 38.000 đến 66.000 đồng. Đây là một DN chế biến thủy sản xuất khẩu, chủ yếu là cá tra xuất khẩu. Như vậy, trong 12 tháng qua, CP này có mức tăng cao nhất hơn 80%. Doanh thu thuần quý 3/2021 của DN Vĩnh Hoàn hơn 2.230 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 256 tỷ đồng.

Một DN chế biến thủy sản khác là Công ty CP đầu tư phát triển đa quốc gia (HOSE: IDI), của Tập đoàn Sao Mai, kết thúc phiên giao dịch ngày 5.11, CP này lên giá 11.750 đồng. Giá CP này cách nay 12 tháng có lúc xuống còn 3.600 đồng. Trong 12 tháng qua, CP này tăng hơn 200%,. Theo ông Trương Vĩnh Thành, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Sao Mai, hiện Công ty CP đầu tư phát triển đa quốc gia khôi phục sản xuất lên hơn 70% so với trước dịch bệnh COVID-19, công ty đang chuẩn bị xuất hàng đi các nước trước Tết 2022. Doanh thu thuần của công ty trong quý III/2021 là 1.110 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là 9,9 tỷ đồng.

Công ty CP Camimex Group (HOS: CMX) chốt phiên giao dịch ngày 5.11, CP tăng trần lên 18.600 đồng. Trong 12 tháng qua, CP này có lúc giá thấp nhất là 10.000 đồng. Như vậy so với lúc CP thấp nhất 12 tháng qua, CP này tăng 80%. Nhìn lại doanh thu thuần quý 3/2021 hơn 526 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 27,5 tỷ đồng. Các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu có hoạt động tốt, có đơn hàng xuất khẩu tốt, giá CP có cơ hội tăng mạnh.

Công ty CP tập đoàn Minh Phú (UPCOM: MPC), đây là một DN chế biến thủy sản xuất khẩu. Chốt phiên giao dịch ngày 5.11, CP DN này có giá 47.100 đồng. Trong 12 tháng qua, mức giá thấp nhất của CP này có lúc chỉ giao dịch 27.000 đồng. Như vậy, so với thời điểm CP giá xuống thấp nhất trong 12 tháng qua, CP MPC hiện tăng hơn 80%. Doanh thu thuần của Công ty trong quý II/2021 hơn 3.291 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thu nhập DN hơn 249 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Di, Phó tổng giám đốc Công ty CP Thủy sản Minh Phú Hậu Giang cho biết: “Hiện nay, công ty đang tăng số công nhân sản xuất lên 3.000 người, cao hơn 1.300 công nhân so với 3 tháng chống dịch và thực hiện 3 tại chỗ..."

Công ty CP Đông Hải Bến Tre (HOSE:DHC), giá chốt phiên ngày 5.11 là 96.100. Trong 12 tháng qua, CP dao động từ 50.000 đồng đến 110.000 đồng/CP, mức tăng hơn 100% trong 12 tháng qua. Doanh thu thuần trong quý III/2021 của công ty hơn 948 tỷ đồng, lợi nhận sau thuế thu nhập DN hơn 87 tỷ đồng.

Ngoài các DN tiêu biểu như trên vẫn còn một số DN chế biến thủy sản xuất khẩu hoạt động tốt, dù cho dịch bệnh COVID-19 diễn ra, giá CP của các DN vẫn thăng tiến...

chung-khoan-rv.jpg
 Chứng khoán đang là thị trường nóng bỏng. Ảnh TL 

Bên cạnh đó vẫn còn nhiều DN chế biến thủy sản xuất khẩu có CP giao dịch trên sàn HSX; HNX và UPCOM ... giá rất thấp và ì ạch, dù thị trường chứng khoán tăng điểm rất cao trong thời gian qua. Tiêu biểu như CP: AAM: HOSE, giá dao động trong 12 tháng qua chỉ từ 10.000 - 12.000 đồng/CP; CP AGF: UPCOM, giá dao động 12 tháng qua chỉ từ 4.500 – 6.000 đồng 1CP; CP: HVG: UPCOM, giá dao động trong 12 tháng qua chỉ 2.100 - 4.600 đồng/CP; Cổ phiếu AVF: UPCOM, giá dao động trong 12 tháng qua từ 200 – 1.600 đồng/CP.

Phân tích nguyên nhân một số CP thủy sản xuất khẩu tăng giá nhanh, ông Hoàng Thạch Lân, chuyên viên tư vấn - Công ty CP chứng khoán Rồng Việt cho rằng “Thời gian qua các DN chế biến thủy sản ĐBSCL gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID-19, sản xuất bị đình trệ. Tuy nhiên, nhiều CP chế biến thủy sản xuất khẩu của DN vùng ĐBSCL vẫn tăng cao. Việc này có những nguyên nhân: Giới đầu tư lạc quan, kinh tế Mỹ và Châu Âu... phục hồi, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này tăng, cho nên họ lạc quan, thu gom CP thủy sản xuất khẩu có tiềm năng. Một số CP ngành chế biến thủy sản tăng cao không loại trừ yếu tố đầu cơ tạo tâm lý phấn khởi, để thổi giá CP tăng lên. Còn một nguyên nhân nữa do dòng tiền lúc này dồi dào, nhiều CP thủy sản vẫn còn giá thấp so với nhiều loại CP những ngành khác, nên CP thủy sản chế biến xuất khẩu ở ĐBSCL cũng được hưởng lợi chung trong nhịp tăng của chỉ số thị trường....”

Tuy vậy, giới chuyên môn chứng khoán cũng cảnh báo, không nên lạc quan thái quá về CP nói trên, không nên quá tin vào các công ty tư vấn CP và khi đầu tư vào các DN chế biến thủy sản ĐBSCL, nhà đầu tư cần tỉnh táo để không rơi vào tình trạng khó khăn khi giá CP bị thổi và thị trường chao đảo. 

Bài liên quan
Hội thảo tìm giải pháp thực tiễn cho nuôi trồng thủy sản bền vững ở ĐBSCL
Ngày 27.11, Hội thảo “Giải pháp thực tiễn cho nuôi trồng thủy sản bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long” do Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) và Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp Hà Lan - Việt Nam đã phối hợp tổ chức tại TP.Cần Thơ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao nhiều cổ phiếu ngành chế biến ĐBSCL năm 2021 tăng cao?