Trong thời gian qua, việc tiếp cận cứu hộ các nạn nhân tại vùng lũ lụt gặp rất nhiều khó khăn. Câu hỏi nhiều người thắc mắc là sao không dùng máy bay cứu hộ?

Vì sao chưa thể triển khai máy bay cứu hộ tại vùng bị cô lập?

A.T | 31/10/2020, 14:44

Trong thời gian qua, việc tiếp cận cứu hộ các nạn nhân tại vùng lũ lụt gặp rất nhiều khó khăn. Câu hỏi nhiều người thắc mắc là sao không dùng máy bay cứu hộ?

Về phương án sử dụng máy bay cứu hộ tiếp tế lương thực, thực phẩm, Đại tá Nguyễn Việt Hùng, Phó trưởng phòng quân huấn, Sư đoàn Không quân 372 giải thích trên TTXVN: Hiện hàng hóa và máy bay đã được chuẩn bị sẵn tại sân bay Đà Nẵng. Từ sân bay Đà Nẵng tới khu vực trên chưa đầy 40 phút, không quân sẵn sàng bay từ 7 giờ sáng đến 17 giờ chiều trong điều kiện thời tiết thuận lợi. Nhưng thời tiết mưa to, gió lớn, địa hình hiểm trở sẽ chưa thể bay vì không an toàn.

"Mỗi lần vận chuyển hàng cả đi và về hơn một giờ, không hạn chế số lần bay từ 7h đến 17h hàng ngày", ông Hùng nói và cho biết mỗi chuyến bay có thể chở hơn một tấn hàng tiếp tế cho dân.

Thượng tá Lê Trung Thành, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam, hiện là trưởng Ban Chỉ đạo tiền phương tìm kiếm cứu nạn tại huyện Phước Sơn khẳng định: Khi thời tiết thuận lợi thì việc cứu trợ bằng máy bay là rất cần thiết, sẽ là nguồn cứu trợ chính, còn hiện tại thì phải theo phương án gùi cõng hàng hóa bằng đường mòn vượt núi.

Việc gùi hàng vào lúc này cũng hết sức gian nan. Theo TTXVN trích báo cáo của Đoàn tiền trạm Ban Chỉ huy quân sự huyện Phước Sơn, đối với xã Phước Thành thì nơi gần nhất để đi qua là xã Phước Kim. Tuyến đường ĐH1 từ xã Phước Kim lên xã Phước Thành hiện có tổng cộng 41 điểm sạt lở, có 9 điểm bị cắt đứt. Trong đó 1 điểm bị cắt đứt nặng khoảng 1 km, đường sạt thành vực sâu, đất đá hiểm trở, chỉ có thể đi người không đu bám qua. Ngoài ra, còn có một tuyến đường mòn vượt núi từ xã Phước Kim sang xã Phước Thành, đi bộ khoảng 4 giờ sẽ tới, có thể gùi cõng thêm khoảng 20 kg hàng hóa.

Qua đánh giá kết quả tiền trạm và nghiên cứu bản đồ, tình hình thời tiết, trong thời gian tới mưa lớn còn kéo dài, nguy cơ sạt lở còn diễn ra nên việc gùi cõng hàng cũng rất nguy hiểm. Phương án được đưa ra là tập kết hàng hóa ở xã Phước Kim và để lực lượng dân quân, tình nguyện viên gùi cõng sang xã Phước Thành, mỗi xã cử 30 người, chia thành 3 đội để luân phiên nhau chuyển hàng. Tương tự tiến hành tập kết hàng hóa, gạo, nhu yếu phẩm ở xã Phước Công để gùi cõng sang xã Phước Lộc.

Trên cả 2 mũi tiếp cận xã Phước Lộc và xã Phước Thành, lực lượng công binh cùng tiểu đội tiền trạm phải đi trước để khắc phục những điểm quá khó khăn trên đường rừng. Sau đó các đội gùi hàng của dân quân phải chia nhóm, đi theo từng đoạn để giữ sức.

Trong ngày 31.10, tất cả lương thực thực phẩm phải tập kết về xã Phước Công, Phước Kim sẵn sàng. Sáng sớm 1.11 sẽ bắt đầu những chuyến gùi hàng đầu tiên.

Bài liên quan
Phao cứu hộ tự động di chuyển tới vị trí người đuối nước
Với hệ thống điều khiển từ xa, chiếc phao cứu hộ mang tên U-safe có thể lao tới vị trí người gặp nạn với tốc độ 28 km/h.

(1) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao chưa thể triển khai máy bay cứu hộ tại vùng bị cô lập?