Thực trạng “loạn danh hiệu” hoa hậu trên truyền thông đã khiến cho nhiều người đề xuất hạn chế cấp phép tổ chức các cuộc thi hoa hậu, người đẹp.

Vì sao các người đẹp quý bà nô nức 'thi chui' tìm danh hiệu?

Hải Yến | 22/08/2018, 20:46

Thực trạng “loạn danh hiệu” hoa hậu trên truyền thông đã khiến cho nhiều người đề xuất hạn chế cấp phép tổ chức các cuộc thi hoa hậu, người đẹp.

Tuy nhiên, thực tếBộ VHTT-DL hiện cấp phép đúng luật: mỗi năm trên toàn quốc chỉ tổ chức 1 đến 2 cuộc thi Hoa hậu toàn quốc, 2 đến 3 cuộc thi người đẹp vùng. Vậy danh hiệu Hoa hậu xuất hiện nhan nhản trên truyền thông là từ đâu? Câu trả lời chỉ có thể là từ các cuộc thi "chui".

“Loạn” cuộc thi và danh hiệu

Nhiều ý kiến nhận định, Việt Nam đang “loạn” thi sắc đẹp, bởi lẽ, có những cuộc thi tổ chức không nghiêm túc, trao giải tràn lan, danh hiệu hoa hậu bị lạm dụng và ít nhiều làm giảm lòng tin của công chúng vào các cuộc thi sắc đẹp.

Cuộc thi Duyên dáng Doanh nhân Việt Nam 2016 cũng bị “tuýt còi” vì có nhiều khúc mắc trong quá trình tổ chức

Ở trong nước, cuộc thi Hoa khôi doanh nhân 2017 gặp trục trặc trong việc xin giấy phép từ Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) vì đơn vị tổ chức cuộc thi nộp đơn chấp thuận địa điểm tổ chức chung kết tại Cần Thơ chậm. Trước đó, BTCđã tuyển thí sinh rầm rộ.Trước quyết định của Cục NTBD, vào phút chót, BTC phải thay đổi cách thức và nội dung từ cuộc thi thành chương trình vinh danh sắc đẹp vĩnh cửu; Hội đồng giám khảo được thay bằng hội đồng thẩm định; các vòng thi cũng được chuyển thành các buổi chuyên đề như: Đẹp từ trong suy nghĩ, Doanh nhân vì cộng đồng hay Doanh nhân và cuộc sống...

Trước đó, cuộc thi Duyên dáng doanh nhân Việt Nam 2016 cũng bị “tuýt còi” vì có nhiều sai phạm trong quá trình tổ chức. Sau đêm chung kết, thí sinh tố cáo ban tổ chức chương trình “lôm côm”, có 50 người đẹp dự thi thì BTC đã trao tới 40 danh hiệu bao gồm: Hoa khôi, á khôi 1, á khôi 2 (hai giải), á khôi 3 (10 giải) và 26 giải phụ.

Chưa kể, sau đó, Thanh tra Bộ VHTT-DL phát hiện thêm nhiều sai phạm như: tổ chức cuộc thi trước nhiều ngày khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, việc Sở VH-TT TP.HCM cho phép tổ chức cuộc thi Duyên dáng doanh nhân Việt 2016 và tuyển chọn 50 thí sinh đến từ nhiều tỉnh, thành phố trên phạm vi toàn quốc tham gia vòng chung kết; thực hiện vòng thi tại các tỉnh, thành phố khác là có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Hoàng Yến đăng quang Hoa hậu Quý bà đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2009

Không chỉ có các cuộc thi được tổ chức “chui” ở trong nước, nhiều người đẹp Việt cố tình đi thi “chui” ở nước ngoài bất chấp những quy định của pháp luật hiện hành.Cụ thể là trong Nghị định số 15/2016/NĐ-CP, tại điều 22 ghi rõ, thí sinh đủ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép dự thi người đẹp, người mẫu quốc tế phải đạt danh hiệu chính tại các cuộc thi người đẹp, người mẫu trong nước; và được một tổ chức Việt Nam có đăng ký kinh doanh dịch vụ văn hóa, nghệ thuật hoặc quyết định thành lập có chức năng hoạt động văn hóa, nghệ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm đại diện thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép dự thi người đẹp, người mẫu quốc tế và đưa đi dự thi.

Vậy mà cuối năm 2017, thông tin cựu diễn viên, người mẫu Phi Thanh Vân giành vương miện tại cuộc thi Hoa hậu doanh nhân Thế giới người Việt 2017 tại Mỹ khiến nhiều người bất ngờ. Phi Thanh Vân vốn là diễn viên, chưa từng có danh hiệu tại cuộc thi người đẹp, người mẫu trong nước nhưng vẫn vô tư “mang chuông đi đánh xứ người”. Không đủ điều kiện dự thi quốc tế nên danh hiệu của Phi Thanh Vân không hề được thừa nhận.

Trước Phi Thanh Vân, không ít người đẹp Việt Nam bị coi là “thi chui” tại các cuộc thi nhan sắc ở nước ngoài dành cho người Việt như: Hoa hậu Việt Nam thế giới, Hoa hậu Doanh nhân thành đạt thế giới, Hoa hậu Phu nhân thế giới người Việt, Hoa hậu Doanh nhân thành đạt thế giới người Việt, Hoa hậu Quý bà Việt Nam thế giới, Hoa hậu Sắc đẹp phụ nữ, Hoa hậu và Nam vương Thế giới toàn cầu…

Vừa thiếu, vừa yếu nên phải… thi chui?

Dễ dàng nhận thấy, nhu cầu thi để có danh hiệu ngày càng tăng, không chỉ với các người mẫu, người đẹp mà cả các doanh nhân, các quý bà thành đạt… Không đơn giản là việc khát khao có được danh hiệu, thăng hạng trong showbiz, các quý bà mong muốn thể hiện vẻ đẹp ngoại hình, tài năng, cũng như những đóng góp thiết thực cho cộng đồng. Có nhu cầu tham dự nhưng lại không có sân chơi phù hợp để đáp ứng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến các quý bà phải nô nức ra nước ngoài, bất chấp cả việc phải “thi chui”, bị phạt và danh hiệu không được coi trọng.

Phi Thanh Vân đăng quang Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt tại Mỹ 2017 khiến nhiều người ngỡ ngàng

Nhìn lại, năm 2009, cuộc thi Hoa hậu quý bà Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên và duy nhất. Sau đó, chỉ có lác đác một vài cuộc thi được tổ chức cho các quý bà như: Nữ hoàng đá quý Việt Nam 2016; Nữ hoàng Doanh nhân đất Việt 2017… nhưng cũng không gây tiếng vang nhiều. Thậm chí, nhiều cuộc thi để lại những lùm xùm không hồi kết về khâu tổ chức, tin đồn mua bán giải thưởng, không thực hiện đúng đề án…

Nếu như các cô gái trẻ tuổi có vô vàn sự lựa chọn (Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, Hoa hậu Bản sắc Việt toàn cầu, Hoa hậu Đại Dương, Hoa khôi Áo dài, Siêu mẫu Việt Nam…), thì tuổi trung niên lại thực sự còn đang thiếu vắng một sân chơi chính thống, chuyên nghiệp, quy mô, uy tín và hấp dẫn.

Dạ Thảo - Ảnh: Internet
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao các người đẹp quý bà nô nức 'thi chui' tìm danh hiệu?