Tình trạng chỉ tập trung xuất khẩu cà phê ở phân khúc thấp là nguyên nhân chính khiến cà phê Việt Nam chưa hiện diện nhiều tại thị trường Bắc Âu.

Vì sao cà phê Việt Nam chưa có nhiều tại Bắc Âu?

Bài và Ảnh: Tuyết Nhung | 01/10/2021, 17:55

Tình trạng chỉ tập trung xuất khẩu cà phê ở phân khúc thấp là nguyên nhân chính khiến cà phê Việt Nam chưa hiện diện nhiều tại thị trường Bắc Âu.

Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới. Trong đó, cà phê Robusta chiếm khoảng 95% cà phê xuất khẩu từ Việt Nam, sản xuất tập trung mạnh vào việc tạo ra khối lượng lớn cà phê chất lượng tiêu chuẩn, hầu hết hướng đến thị trường cà phê hòa tan.

244200628_138477338494268_7990606475793719941_n.jpg

Bắc Âu là khu vực tiêu thụ cà phê tính trên đầu người cao nhất thế giới. Người tiêu dùng Bắc Âu có xu hướng khám phá các loại cà phê mới có chất lượng cao nên đây là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (gọi tắt là Thương vụ) cho biết, do các thị trường Bắc Âu đều hướng tới cà phê chất lượng cao, nên họ nhập khẩu chủ yếu cà phê Arabica, còn cà phê Robusta chỉ nhập với số lượng ít. Trong khi đó, cà phê Việt Nam lại chủ yếu là Robusta, cho phân khúc thấp. Đây là nguyên nhân lớn nhất khiến cà phê Việt Nam chưa hiện diện nhiều tại thị trường khu vực này.

Tại Việt Nam, phát triển bền vững đang là vấn đề lớn được quan tâm với mặt hàng cà phê. Biến đổi khí hậu gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành cà phê, trong khi các phương thức canh tác gây suy thoái môi trường cũng là vấn đề được quan tâm. Cà phê bền vững chỉ chiếm khoảng 9% xuất khẩu cà phê của Việt Nam, trong khi thị trường Bắc Âu rất quan tâm đến vấn đề sản xuất bền vững.

Do thị trường tương đối nhỏ, việc nhập khẩu cà phê ở khu vực này tập trung chủ yếu vào một số doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp Bắc Âu khi đã nhập khẩu quen và tin tưởng bạn hàng thì sẽ rất khó thay đổi. Đây chính là một trong những thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh những thách thức, Thương vụ cũng nhận thấy những cơ hội cho việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam, đó chính là Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA). Trong hiệp định này, thuế đối với cà phê nhân, mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này bằng 0%, giúp cho cà phê Việt Nam có giá cạnh tranh hơn trước đây.

Ngoài ra, theo EVFTA, 39 sản phẩm của Việt Nam được EU công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý, trong đó có cà phê Buôn Ma Thuột. Ngoài việc phát triển thị trường cà phê truyền thống, doanh nghiệp có thể cân nhắc phát triển thương hiệu cà phê đặc sản tại khu vực này.

"Mặc dù, các nước Bắc Âu nhập khẩu chủ yếu cà phê Arabica, nhưng theo phân tích của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), mặt hàng cà phê nhân chưa rang, chưa khử caffein của Việt Nam vẫn còn dư địa để khai thác tại thị trường này", đại diện Thương vụ nhấn mạnh.

Thương vụ cũng khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu lưu ý muốn vào thị trường Bắc Âu, ngoài việc cung cấp đúng sản phẩm còn phải tuân thủ rất nhiều các quy định của thị trường.

Để tránh nguy cơ bị trả lại hoặc bị từ chối tiếp cận thị trường châu Âu, các doanh nghiệp khẩu cà phê Việt Nam nên gửi các sản phẩm xuất khẩu để phân tích các chất cấm tại các cơ quan có thẩm quyền.

Các nguy cơ vượt ngưỡng các chất cấm có thể được ngăn ngừa bằng cách thực hành tốt hơn việc trồng, sấy, chế biến và bảo quản và áp dụng có hiệu quả các hành động được đề cập với các đối tác chuỗi cung ứng. Cần đảm bảo sản phẩm được kiểm soát nhất quán trong tất cả các công đoạn của chuỗi cung ứng.


(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao cà phê Việt Nam chưa có nhiều tại Bắc Âu?