Ông tàu ngầm vừa xuất khẩu 5 chiếc tàu ngầm sang Malaysia tháng trước, ông máy bay hai lúa vừa trở về từ Campuchia với Huân chương đại tướng quân. Cả hai ông Phan Bội Trân và Trần Quốc Hải đều nói với Một Thế Giới: Xuất ngoại là việc chẳng đặng đừng. Nhưng không có cách nào khác. 

Vì sao 2 ông Phan Bội Trân và Trần Quốc Hải phải ngậm ngùi xuất ngoại?

12/11/2014, 16:22

Ông tàu ngầm vừa xuất khẩu 5 chiếc tàu ngầm sang Malaysia tháng trước, ông máy bay hai lúa vừa trở về từ Campuchia với Huân chương đại tướng quân. Cả hai ông Phan Bội Trân và Trần Quốc Hải đều nói với Một Thế Giới: Xuất ngoại là việc chẳng đặng đừng. Nhưng không có cách nào khác. 

>>Đại tướng quân hai lúa chế tạo xe bọc thép: Làm khoa học xứ mình buồn lắm!
>>Chủ nhân xuất khẩu 5 tàu ngầm thấy cô đơn ngậm ngùi
Họ đành ngậm ngùi xuất ngoại vì ở Việt Nam, họ không có đất dụng võ. Câu hỏi đặt ra: Điều gì đang khiến chất xám của các nhà khoa học ngậm ngùi xuất ngoại?
Đó là sự ngờ vực và nghi kỵ lớn đến mức khi khởi sự, cả hai ông Phan Bội Trân và Trần Quốc Hải đều không ngờ đến. Ông Trân mất 6 năm làm tàu ngầm, ông Hải gần 10 năm làm trực thăng ở trong nước. Nhưng đáng buồn là không ai tin cả hai ông làm được.
Thậm chí nhiều người dè bỉu, nói đầu óc hai ông "không bình thường". Ông Hải nói nhiều lúc rất nản, người bình thường dè bỉu một, nhà khoa học chê bai mười. Buồn nhất là rất nhiều nhà khoa học không hề có phát kiến gì cũng lên tiếng chỉ trích.
Chúng ta đang có lực lượng làm khoa học hùng hậu gồm 9.000 giáo sư và 24.300 tiến sĩ. Chúng ta đều đặn rót tiền vào những đề tài, đề án khoa học ở mọi cấp với chi phí không hề nhỏ nhưng chưa làm nổi... con ốc vít.
Ở nước ngoài, ông Hải được khuyến khích làm bất cứ việc gì, từ người bình thường đến lãnh đạo nhà nước đều nhiệt thành ủng hộ. Ở trong nước, nhiều người đố kỵ ra mặt. Có người nói thẳng: “Ông chế hay nhưng đừng chế nữa”.
Còn tàu ngầm của ông Trân, chẳng ai ngó ngàng gì đến. Kể cả khi doanh nghiệp nước ngoài đặt mua tàu ngầm. Ông buộc lòng để đứa con tinh thần của mình ngậm ngùi xuất ngoại.
Đối tác mua tàu ngầm của ông Trân được Chính phủ Malaysia tài trợ đề án khoa học trị giá gấp hàng chục lần giá mua tàu. Ông Hải muốn sang Campuchia làm máy bay, chính phủ nước bạn hỗ trợ động cơ.
Trong khi ở trong nước, họ một mình lụi cụi trong nhà xưởng chật hẹp, không hỗ trợ khuyến khích. Cả hai phải tự bươn chải, làm đủ việc để có kinh phí theo đuổi đam mê của mình.
Sáng chế hoàn thiện, lại phải chạy vạy khắp các cơ quan ban ngành xin giấy phép thử nghiệm, làm hồ sơ xin bằng sáng chế đến nay vẫn chưa được cấp.
Không phải là Việt Nam không có ngân sách khuyến khích sáng tạo khoa học. Nhưng việc nặng nề hành chính khiến những người như ông Trân, ông Hải... gần như bị “cô lập”. Không phải các ông không đủ sức lập đề tài khoa học nhưng sẽ có người đặt vấn đề tư cách khi các ông đề đạt.
Hành chính hóa khiến đội ngũ làm khoa học ở nước ta xem việc sáng chế như một đặc ân của riêng mình. Điều đó làm nảy sinh tâm lý không coi trọng hoặc phủ nhận thành công của người khác.
Phan Boi Tran va Tran Quoc Hai
“Sau khi thử nghiệm sản xuất được tàu ngầm cho du lịch và quân sự, tôi khẳng định Việt Nam hoàn toàn có khả năng sản xuất được tàu ngầm quân sự!”, ông Phan Bội Trân, người sản xuất chiếc tàu ngầm du lịch đầu tiên của Việt Nam và đã thực hiện dự án tàu quân sự, nói.
Chúng ta đang có lực lượng làm khoa học hùng hậu gồm 9.000 giáo sư và 24.300 tiến sĩ. Chúng ta đều đặn rót tiền vào những đề tài, đề án khoa học ở mọi cấp với chi phí không hề nhỏ nhưng chưa làm nổi... một con ốc vít.
Ở một nước nông nghiệp, nhưng gần như tất cả máy móc đều nhập khẩu, còn lại do chính những người nông dân sáng chế. Từ máy tuốt lúa đến gặt đập, từ máy diệt rầy đến máy gieo trồng... đều từ tay nông dân làm ra, không hề có bóng dáng của nhà khoa học!?
Trong khi những phát kiến lớn như tàu ngầm ông Trân và máy bay ông Hải không những không được hỗ trợ mà còn gặp quá nhiều rào cản từ thủ tục và định kiến của các “nhà khoa học”.
Nói cho cam, ông Hải làm máy bay ở Việt Nam, được tặng một bằng khen rồi khuyên...đừng làm nữa. Ông xuất ngoại làm xe bọc thép được đối xử như một vị tướng quân thật sự ở Campuchia.
Nhưng ông nói, đó không phải là điều khiến ông muốn xuất ngoại. Cái làm ông phấn khích là làm khoa học ở Campuchia rất sòng phẳng, không cần biết anh là nhà khoa học hay nông dân. Cứ có sáng chế là được công nhận. Không có kiểu nhà khoa học trắng phát kiến và chuyên quản lý hành chính như xứ mình.
Từ chuyện tàu ngầm đến xe bọc thép, dễ thấy chính sách khoa học ở ta rất ì ạch, cứng nhắc và lạc hậu. Đó chính là nguyên nhân chính dẫn đến "chảy máu chất xám" ngày một báo động.
Không có khoa học chính danh hay khoa học ngoài luồng. Điều xã hội cần là những sáng chế phục vụ con người. Hãy tôn vinh sáng chế để khuyến khích khoa học thay vì hành chính hóa việc làm khoa học chỉ để phục vụ "những cái đầu sáo rỗng".

Kiến Giang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao 2 ông Phan Bội Trân và Trần Quốc Hải phải ngậm ngùi xuất ngoại?