Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), trên thực tế Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) chỉ đại diện cho lợi ích của các doanh nghiệp nhà nước, không có trách nhiệm đối với lợi ích của nông dân trồng lúa khi chính sách mua, tạm trữ thóc gạo trở nên thất bại về mục tiêu.

VEPR: Hiệp hội Lương thực Việt Nam vô trách nhiệm với lợi ích người nông dân

Hoàng Ngân | 30/03/2018, 12:49

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), trên thực tế Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) chỉ đại diện cho lợi ích của các doanh nghiệp nhà nước, không có trách nhiệm đối với lợi ích của nông dân trồng lúa khi chính sách mua, tạm trữ thóc gạo trở nên thất bại về mục tiêu.

Sáng 30.3, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chứcHội thảo công bố kết quả Báo cáo nghiên cứu “Đánh giá vai trò của Hiệp hội Lương thực Việt Nam đối với ngành lúa gạo và đề xuất các biện pháp cải tổ Hiệp hội” tại Hà Nội.

VFA bỏ mặc khối doanh nghiệp tư nhân

Theo báo cáo VEPR, ngay từ khi mới thành lập, VFA đã không phản ánh đúng nguyên tắc căn bản là dựa trên sự tự nguyện và vì mục đích hoạt động của các thành viên.

“Hiệp hội thành lập dựa trên ý chí của một bộ phận cáccơ quan quản lý Nhà nước, với kỳ vọng sẽ trở thành ‘cánh tay nối dài’ của Chính phủ để quản lý ngành gạo”, báo cáo nhận định.

VEPR cũng đánh giá VFA chưa có một sứ mệnh và tầm nhìn rõ ràng. Bộ máy quản lý, điều hành VFA được xây dựng với đầy đủ các vị trí, ban bệ và bộ phận giúp việc, nhưng thực tế hoạt động rất kém hiệu quả và kém minh bạch; nhiều mâu thuẫn nội bộ đãbùng phát xuất phát từ sự thiếu minh bạch và tự nguyện trong bầucử lãnh đạo.

Một cách thẳng thắn, VEPR cho rằng VFA chỉ là hiệp hội của doanh nghiệp xuất khẩu và chỉ đại diện cho quyền lợi của doanh nghiệp lớn.

Một trong những rào cản lớn nhất đối với việc gia nhập VFA hiện naylà điều kiện “phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định của Chính phủ”. Nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ, đang phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng cao lại không đủ điều kiện trở thành thành viên của Hiệp hội.

Như vậy, mặc dù VFA có tên đầy đủ là Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhưng không những không bao phủ tới nông dân, thương nhân trung gian, mà còn không đại diện cho quảng đại cộng đồng doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành gạo.

Thực tế hoạt động cho thấy VFA đang không làm tròn vai trò bảo vệ hội viên.

VFA đang thực thi vai trò bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp nhà nước, thay vì đông đảo doanh nghiệp tư nhân, thể hiện rõ qua triển khai hợp đồng tập trung (G2G).

Các quyết định phân bổ của VFA dựa trên cách tiếp cận từ phía quản lý (top-down), không dựa trên sự đồng thuận và tự nguyện của hội viên từ trước. Giá gạo theo hợp đồng tập trung trong nhiều trường hợp rất thấp, gây thua lỗ cho doanh nghiệp được phân giao chỉ tiêu và trực tiếp đẩy giá lúa thu mua cho nông dân giảm.

Các chuyên gia bình luận tại hội thảo - Ảnh: Hoàng Ngân

VFA không đủ sức dẫn dắt thị trường

VEPR nhận định VFA không có giá trị định hướng trong chiến lược phát triển thị trường và liên kết năng động của khối doanh nghiệp tư nhân; đồng thời thất bại trong vai trò dẫn dắt khối doanh nghiệp nhà nước thu hẹp khoảng cách về năng lực phát triển thị trường và liên kết với khối doanh nghiệp tư nhân.

“Tư duy thị trường của hiệp hội xuất phát từ việc lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước kiêm nhiệm lãnh đạo VFA, trong khi khối doanh nghiệp nhà nước đang tụt hậu so với khối doanh nghiệp tư nhân cả về năng lực phát triển thị trường và năng lực liên kết sản xuất”, báo cáo nêu.

Với bản chất là hiệp hội của doanh nghiệp xuất khẩu, VFA thiếu quan tâm tới thị trường nội địa, mặc dù các doanh nghiệp hội viên liên tục phản ánh về cơ hội thị trường nội địa, khiến quyền lợi của doanh nghiệp hội viên không được đảm bảo.

Các hoạt động xúc tiến thương mại của VFA chưa thực sự hiệu quả, không mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp tham gia. VFA cũng chưa có bất cứ hoạt động cụ thể nào liên quan đến nghiên cứu đề xuất các dự án đầu tư phát triển sản xuất, chế biến và kinh doanh lương thực, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các hội viên tiếp nhận các nguồn vốn đầutư trong và ngoài nước.

Chính quyền trung ương đã dần trao quyền lực ngày càng lớn cho VFA, đặc biệt là khi lúa gạo nội địa ngày càng dư thừa lớn và xuất khẩu gạo trở nên quan trọng. Xung đột về mặtlợi ích giữa chính quyền địa phương và VFA được thể hiện rõthông qua chính sách thu mua tạm trữ thóc gạo: VFA nắm quyền phân bổ hạn ngạch xuất khẩu gạo theo hợp đồng G2G, nhưng trách nhiệm thu mua, tạm trữ lại được giao cho doanh nghiệp và địa phương.

Như vậy, doanh nghiệp và chính quyền địa phương không được chủ động đầu ra, nắm toàn bộ rủi ro của quá trình thu mua – tạm trữ, gánh trách nhiệm xã hội đối với sinh kế của nông dân, nhưng lợi ích và lợi thế kinh tế về thị trường lại nằm trong tay VFA.

Chính sách giá sàn là một thất bại

Theo báo cáo, hai vấn đề nổi bật nhất trong mối quan hệ giữa VFA với thị trường là giá sàn xuất khẩu gạo và sự nổi lên của thị trường Trung Quốc.

Theo Nghị định 109, VFA được giao nhiệm vụ công bố giá sàn gạo xuất khẩu trong từng thời kỳ để làm cơ sở cho việc ký kết và đăng ký hợp đồng xuất khẩu. Quyền lực xácđịnh và công bố giá sàn của VFA “tình cờ" có tác động đặc biệt lớn khi Vinafood I và Vinafood II ký kết các hợp đồng tập trung và cạnh tranh giá khốc liệt trên thị trường quốc tế.

“Kinh nghiệm quốc tế và kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam đều cho thấy chính sách giá sàn là một thất bại của Chính phủ để giải quyết thất bại thị trường. Sự nổi lên của thị trường Trung Quốc khiến mối quan hệ, hay chính xác là quyền lực, của VFA với thị trường trở nên yếu hơn trước”, VEPR nhận định.

Cũng theo VEPR, ưu đãi lãi suất trong chính sách mua, tạm trữ thóc gạo thực chất là một hình thức trợ cấp, nhưng VFA và các doanh nghiệp nhà nước là thành phầnđược hưởng lợi nhiều nhất.

“Mục tiêu của chính sách mua, tạm trữ thóc gạo hướng đến nông dân trồng lúa đã thất bại và VFA, với bản chất là Hiệp hội của doanh nghiệp xuất khẩu, đã không có tráchnhiệm về lợi ích của nông dân trồng lúa”, VEPR nêu.

Theo VEPR, VFA nên giới hạn tên gọi trong phạm vi doanh nghiệp xuất khẩu, có thể là Hiệp hội xuất khẩu gạo Việt Nam. Về dài hạn, VEPR khuyến nghị Hiệp hội cần cải tổ và thay đổi một cách triệt để, đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặtcác nguyên tắc: tự nguyện, tự quản (độc lập với Nhà nước), tự chủ, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm. Tiêu chuẩn hội viên cũng cần được mở rộng nhằm tối đa hoátiềm năng phát triển thị trường của ngành gạo Việt Nam.

Hoàng Ngân
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục
6 giờ trước Sự kiện
Thủ tướng đồng ý với phương án Bộ LĐ-TB-XH đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
VEPR: Hiệp hội Lương thực Việt Nam vô trách nhiệm với lợi ích người nông dân