Kết luận thanh tra cho thấy VEAM có nhiều sai phạm trong công tác tổ chức cán bộ, sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản, công nợ… gây thiệt hại, lãng phí tài sản của nhà nước.

VEAM lãng phí, gây thiệt hại tài sản nhà nước

tuyetnhung | 17/05/2019, 15:25

Kết luận thanh tra cho thấy VEAM có nhiều sai phạm trong công tác tổ chức cán bộ, sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản, công nợ… gây thiệt hại, lãng phí tài sản của nhà nước.

Bộ Công Thương mới đây đã công bố kết luận thanh tra về công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, công tác tổ chức cán bộ tại Tổng công ty máy động lực và Máy nông nghiệp - CTCP.

Kết luận thanh tra cho thấy trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6.2018, mặc dù kết quả kinh doanh hợp nhất tại VEAM hàng năm đều có lãi, tuy nhiên thu nhập chủ yếu do lợi nhuận từ các công ty liên doanh (Toyota, Honda...) mang lại.

Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều đơn vị thuộc VEAM không đạt hiệu quả, thậm chí thua lỗ. Quá trình quản lý, điều hành tại VEAM và một số đơn vị thành viên còn tồn tại nhiều sai phạm, thiếu sót. Cụ thể, có nhiều sai phạm trong công tác tổ chức cán bộ, sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản, công nợ… gây thiệt hại, lãng phí tài sản của nhà nước.

Theo đó, Bộ Công Thương đã yêu cầu VEAM, các đơn vị liên quan thuộc Bộ thực hiện nghiêm túc, khẩn trương các nội dung Kết luận Thanh tra. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng đã tiếp tục chuyển một số vụ việc sang Bộ Công an để làm rõ và xử lý trách nhiệm đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định về quản lý kinh tế.

Ngày 10.12.2018, Bộ Công Thương đã có Công văn số 1042/BCT-TCCB chuyển một số vụ việc sang Bộ Công an để làm rõ, xử lý trách nhiệm theo quy định. Hiện nay, Bộ Công an đang thực hiện việc điều tra, làm rõ, xử lý theo quy định.

Đầu tháng 4 vừa qua, VEAM đã chính thức công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán nhà nước việc hội đồng quản trị VEAM đã ban hành nghị quyết ngày 29.3.2019 về việc bãi nhiệm chức danh tổng giám đốc đối với ông Trần Ngọc Hà.

Ông Trần Ngọc Hà bị tạm dừng nhiệm vụ điều hành với chức danh tổng giám đốc và hội đồng quản trị công ty đã giao cho ông Ngô Văn Tuyển là thành viên hội đồng quản trị kiêm phó tổng giám đốc lên thay thế, là người đại diện pháp luật của VEAM.

Tổng công Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (MCK: VEA) là Công ty TNHH Nhà nước một thành viên, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - con, thuộc Bộ Công Thương, thành lập ngày 12.5.1990. Lĩnh vực hoạt động chính của VEAM là sản xuất các loại động cơ, máy nông nghiệp, sản xuất các loại linh kiện, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, chế tạo và lắp ráp ô tô - xe máy; vận chuyển hàng hóa...

Hiện VEAM đang nắm giữ 30% cổ phần tại Honda Việt Nam, 20% cổ phần tại Toyota Việt Nam và 25% cổ phần tại Ford Việt Nam

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
VEAM lãng phí, gây thiệt hại tài sản nhà nước