Hằng năm có khoảng một tấn vàng bị khai thác trái phép tại tỉnh Shabunda, phía đông nước Cộng hòa dân chủ Congo. Một lượng lớn trong số đó bị một công ty Trung Quốc khai thác và bán ra nước ngoài, trong lúc Congo không nhận được đồng thuế nào từ việc khai thác nguồn khoáng sản này.

Vàng của Congo bị Trung Quốc bòn rút từng ngày

Tuấn Anh | 05/07/2016, 19:03

Hằng năm có khoảng một tấn vàng bị khai thác trái phép tại tỉnh Shabunda, phía đông nước Cộng hòa dân chủ Congo. Một lượng lớn trong số đó bị một công ty Trung Quốc khai thác và bán ra nước ngoài, trong lúc Congo không nhận được đồng thuế nào từ việc khai thác nguồn khoáng sản này.

Cộng hòa dân chủ Congo là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, tuy nhiên lại sở hữu lượng khoáng sản khổng lồ. Tại đây, ước tính tổng lượng khoáng sản chưa được khai thác trị giá lên đến 24.000 tỉ USD, riênglượng vàng khoảng 28 tỉ USD ở những vùng phía đông đất nước.

Năm 2014, một công ty Trung Quốc đã xuất hiện tại tỉnh Shabunda, thuộc vùng Nam-Kivu và bắt đầu hoạt động khai thác vàng dưới lòng sông Ulindi chảy qua địa phương này. Trong khoảng thời gian 1năm từ 2014-2015, công ty này đã làm “biến mất” số vàng khai thác được, trị giá khoảng 17 triệu USD, mà không phải đóng khoảnthuế nào, theo điều tra của tổ chức phi chính phủ Global Witness.

Thợ đãi vàng dùng tay tách vàng ra khỏi cát bằng thủy ngân độc hại.

Bòn rút tài nguyên một cách trơ trẽn

Công ty khai thác khoáng sản Kun Hou Mining thuộc tập đoàn khoáng sản cùng tên, có trụ sở chính tại tỉnhHà Bắc (Trung Quốc). Công ty nàyhoạt động khai thác vàng tại các nước CHDC Congo, Uganda.

Hằng năm, số vàng công ty này khai thác được bằng 4tàu nạo vét tại Shabunda khoảng 460kg, tương đương 17,6 triệu USD. Ngoài ra, công ty cũng mua lại số vàng từ những hợp tác xã khai thác kháctại địa phương. Trong giai đoạn đỉnh điểm 2014-2015, những hợp tác xã ấycó thể khai thác được từ 550-720kg vàng mỗi năm.

Một trong 4 tàu nạo vét của Công ty Kun Hou trên sông Ulindi. Mỗi tàu có thể khai thác được từ 10-20kg vàng/tháng.

Đứng đầu chi nhánh Công ty Kun Hou Miningtại Congo là Michael Wang cùng với một cộng sự người Pháp là Franck Menard. Hai thành viên chủ chốt này từng tham gia diễn đàn của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) về các quy chuẩn dành cho dây chuyền cung cấp khoáng sản, được tổ chức tại Paris vào tháng 5.2015.

Tuy nhiên các hoạt động của Kun Hou Mining tại Shabunda lại không hề tôn trọng bất cứ một quy chuẩn nào của OECD. Lượng vàng khai thác được tại Shabuna không được ghi chép trong bất kỳ thống kê nào của chính quyền của vùng Nam-Kivu.

Vào năm 2015, Kun Hou Mining khai báo số vàng trong kho của công ty đã bị cướp sạch bởi đám đông bạo loạn vào tháng 7. Tổ chứcGlobal Witness cho rằng đó làmàn kịch, được tiếp tay bởi quan chức địa phương, đã giúp cho công ty “tiết kiệm” được ít nhất 300.000 USD tiền thuế.

Thuê mướn dịch vụ bảo kê

Điều tra của Global Witness còn cho thấy Công ty Kun Hou Mining đã cung cấp vũ khí và tiền cho nhóm vũ trang Raia Mutumboki, như là phí “bảo kê” cho các hoạt động khai thác trái phép tại Shabunda.

Tổ chức phi chính phủ nói trênđã tìm được một lá thư ghi rõ Kun Hou Mining từng chuyển cho RaiaMutumboki 4.000 USD, hai súng AK-47, cùng với một số màybộ đàm và lương thực. Đổi lại, nhóm vũ trang kiasẽ “cộng tác và lắp đặt máy móc khai thác vàng” cho Kun Hou.​​

Dòng sông Ulindi có trữ lượng vàng lớn, nhưng dọc bờ sông là nơi ẩn náu của các tay súng thuộc nhóm Raia Mutumboki, được Kun Hou chi tiền để "bảo kê" cho hoạt động khai thác vàng phi pháp tại Shabunda.

Được thành lập từ một số nhóm nhỏ khác vào năm 2005 với mục tiêu “bảo vệ người dân chống lại nhóm nổi loạn Lực lượng Dân chủ giải phóng Rwanda (của người Hutu tại phía đông CHDC Congo)”, sau khi nhóm nổi loạn người Hutu tan rã, Raia Mutumboki vẫn tiếp tục tồn tại và bắt đầu chuyển sang hoạt động bảo kê và bắt cóc tống tiền.

Để duy trì hoạt động, Raia Mutumboki còn dùng vũ lực để bắt ép những thợ đãi vàng làm việc cho chúng. Ước tính hằng thángnhóm vũ trang thu được khoảng 25.000 USD từ hoạt động này.

Chính Tân Hoa Xã của Trung Quốc cũngtừng lên tiếng chỉ trích hoạt động của các tay súng Raia Mutumbokikhi nhóm này cướp phá 10ngôi làng vào tháng 8.2015.

Câu kết với chính quyền địa phương

Theo Global Witness, những hoạt động khai thác trái phép của Kun Hou tại Shabunda đã được chủ tịch vùng Nam-Kivu là Marcellin Cishambo và cựu bộ trưởng về khoáng sản Adalbert Murhi, đứng ra bao che. Hai nhân vật này đã đứng ra làm chứng giúp Kun Hou, khi công ty tuyên bố số vàng trong kho đã bị đám đông nổi loạn cướp sạch vào năm 2015.

Ngoài ra, hai quan chức ấycũng nhúng tay “rửavàng" được khai thác phi pháp từ Shabunda. Theo luật pháp quốc tế, lượng vàng phi pháp sẽ không được phép mua bán ra nước ngoài, do bị nghi ngờ sẽ được dùng để duy trì hoạt động cho các nhóm vũ trang bất hợp pháptrong vùng.Theo thống kê chính thức của Nam-Kivu thì nơi đây chỉ sản xuất được 446kg vàng trong giai đoạn 2014-2015. Một con số quá ít ỏi so với thực tế. Số vàng được công bố đều đến từ tỉnh Walungu, nơi duy nhất có những mỏ vàng được cấp chứng chỉ.

Vào năm 2015, Thủ tướng Matta Ponyo đã từng yêu cầu chủ tịch vùng Nam-Kivu chấm dứt tất cả các hoạt động sản xuất vàng dọc sông Ulindi. Tuy nhiên, chỉ thị này đã bị Marcellin Cishambo phớt lờ. Đến đầu năm 2016, nhiều nhân chứng được Global Witness phỏng vấn cho biết hoạt động khai thác vàng tại Shabunda vẫn tiếp diễn như trước.

Cơ quan kiểm định cũng đầy tham nhũng

Từ khi xuất hiện cơn sốt vàng vào năm 2013, nhiều người dân Congo đã tham gia đãi vàng để cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, họ phải thường xuyên làm việc dưới nhữngđiều kiện hết sức khắc nghiệt và trong thời gian dài, có khi lên đến 24/24 giờ mỗi ngày.

Cơ quan Hỗ trợ và quản lý hoạt động khai thác khoáng sản quymô thấp (SAESSECAM) của Congo có vai trò bảo vệ quyền lợi cho người thợ đãi vàng. Tuy nhiên đại diện của cơ quan này tại Shabunda lại làm điều hoàn toàn trái ngược, khi đã câu kết với các tay súng trong nhóm Raia Mutumboki để “đánh thuế” những người đãi vàng tại đây.

Theo Global Witness, số “thuế” phi pháp lên tới 10% tổng giá trị của lượng vàng sản xuất được hằng tuần, tương đương với ít nhất 2,8 triệu USD. Mặc dù vậy, sổ sách chính thức của vùng Nam-Kivu không hề đề cập đến tiền thuế thu được từ khai thác vàng.

Trong khi đó, số lượng những người thợ khai thác vàng thủ công bị tử vongngày càng tăng cao, do sạt lở bờ sông, hoặc khi đang lặn dưới nước.

Đường dây tay thương lái tại Bukavu

Đa số lượng vàngkhai thác từ Shabunda được âm thầm chuyển ra khỏi CHDC Conga qua các nước lân cận như Rwanda, Burundi hoặc Uganda.

Điều tra của Global Witness cho thấy lượng vàng được Kun Hou Mining khai thác cũng được bán qua Dubai, thông qua một công ty cótên Alpha Gold đóng tại thành phố Bukavu, thủ phủ vùng Nam-Kivu. Số vàng này sau khi mua lại từ Kun Hou được Alpha Gold chuyển lại cho một công ty khác trong cùng hệ thống đóng tại Dubai.

Đại diện của Global Witness tại CHDC Congo Sophia Pickles cho biết: “Dubai cũng có luật yêu cầu những công ty kiểm tra nguồn cung cấp khoáng sản sao cho phù hợp với những quy chế của OECD. Tuy nhiên, những nghiên cứu của Global Witness cho thấy không có công ty nào trong hệ thống mua bán vàng thực hiện đúng theo điều luật này”.

“Điều này có nghĩa là một số lượng lớn vàng đem lại lợi nhuận khổng lồ cho các tay súng và một công ty Trung Quốc hoạt động trái phép tại Congo đã len lỏi vào được thị trường vàng trên toàn thế giới”, đại diện của Global Witness kết luận.

Huỳnh Hy (theo Le Monde, International Bussiness Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vàng của Congo bị Trung Quốc bòn rút từng ngày