Ngày 26.4, Festival nghề truyền thống Huế 2019 chủ đề “Tinh hoa nghề Việt” khai mạc tại thành phố Huế với hơn 350 nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, bàn tay vàng đến từ 60 làng nghề nổi tiếng trong nước tham dự.

'Văn hiến kinh kỳ' lộng lẫy ở Festival Nghề truyền thống Huế 2019

Thành Chung - CTV | 30/04/2019, 08:35

Ngày 26.4, Festival nghề truyền thống Huế 2019 chủ đề “Tinh hoa nghề Việt” khai mạc tại thành phố Huế với hơn 350 nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, bàn tay vàng đến từ 60 làng nghề nổi tiếng trong nước tham dự.

F​​estival Nghề truyền thống Huế 2019 diễn ra từ 26.4 - 2.5, đây là sự kiện kinh tế và văn hóa lớn, nhằm tôn vinh những giá trị tinh hoa của di sản, nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh các ngành nghề thủ công truyền thống, gắn các sản phẩm truyền thống; đồng thời tăng cường mối quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gắn các sản phẩm nghề truyền thống với du lịch, với thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế.

Tại lễ hội, người xem được chiêm ngưỡng hàng trăm bộ áo dài đến từ 16 bộ sưu tập của 17 nhà thiết kế tên tuổi như Chula, Cao Duy, Viết Bảo, Ngọc Hân, Nhi Hoàng, Phương Thanh, Minh Hạnh...Trong số các bộ sưu tập nổi bật, có thể kể đến bộ sưu tập áo dài của nhà thiết kế Viết Bảo, lấy cảm hứng từ mỹ thuật triều Nguyễn mang tên "Văn hiến kinh kỳ".

Hồng Quế hóa “gái Huế” dịu dàng trong Lễ hội Áo dài

Trong bộ sưu tập của Viết Bảo, vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc Hoàng thành Huế có dấu ấn rõ nét, được vận dụng để điểm xuyến trên tà áo dài. Hoa văn trang trí từ các linh vật cho​​đến các kiểu thức hoa lá có sẵn trong thiên nhiên hay các biểu tượng trừu tượng như mây, mưa... được nhà thiết kế và các nghệ nhân chắt lọc, cách điệu thành hoa văn trang trí cho các thiết kế. Vải may áo dài là những tấm lụa tơ tằm tự nhiên thượng hạng của Bảo Lộc (Lâm Đồng) được người dệt chăm chút cẩn thận từng chi tiết nhỏ. Để truyền tải vẻ đẹp của tà áo dài Việt, bên cạnh kỹ thuật thêu truyền thống, nhà thiết kế chú trọng khai thác công nghệ in trên tơ tằm tiên tiến.Với 20 mẫu thiết kế, bộ sưu tập của NTK gốc Huế tái hiện nhiều nét đẹp đặc trưng của mỹ thuật và văn hóa triều Nguyễn.

NTK Viết Bảo chia sẻ niềm vui của mình khi là một trong những nhà thiết kế được trình diễn ở fesival năm nay, anh cho biết: "Nằm trong chủ đề 'Áo dài trên con đường di sản', tôi chọn những nét đẹp vẫn hiện diện trong quần thể di tích cố đô Huế để đưa vào bộ sưu tập. Từng mẫu thiết kế được tôi cố gắng khai thác những nét kiến trúc tinh tế, khơi dậy hồn cốt của những công trình văn hóa, mỹ thuật hay cảnh quan hữu tình để truyền cảm hứng của tôi về vẻ đẹp của quê hương mình lên mỗi tà áo và sàn diễn".

Trong bộ sưu tập của Viết Bảo, vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc Hoàng thành Huế có dấu ấn rõ nét, được vận dụng để điểm xuyến trên tà áo dài

Điều đặc biệt là từ những vốn cổ sẵn có, NTK cùng đội ngũ nghệ nhân chắt lọc và “triển lãm” những hình ảnh mỹ thuật tinh xảo trên trên những tấm lụa tơ tằm tự nhiên thượng hạng của thủ phủ tơ tằm Việt Nam, đó là Bảo Lộc (Lâm Đồng). Lụa ở đây được người dệt chăm chút cần thận từng chi tiết nhỏ từ lúc chăn tằm cho tới ươm tơ dệt vải.Ngoài kỹ thuật thêu truyền thống, Viết Bảo cho biết, anh cùng nhà cung cấp chất liệu chú trọng khai thác công nghệ in 3D trên tơ tằm tiên tiến để chuyển tải vẻ đẹp của tà áo dài truyền thống.

Tham gia trình diễn bộ sưu tập "Văn hiến kinh kỳ" là những người mẫu nổi tiếng, trong đó có “bà mẹ đơn thân” Hồng Quế. Dù vẫn bị gắn với cụm từ “gái hư” xoay quanh những phát ngôn gây tranh cãi (mà gần đây nhất là màn khoe nhẫn kim cương), nhưng trên sân khấu Lễ hội Ao dài, trong thiết kế của NTK Viết Bảo, người mẫu có chiều cao 1m79 Hồng Quế bỗng hóa cô gái Huế nền nã, dịu dàng.

Tại đêm diễn vào tối 28.4, NTK Minh Hạnh chia sẻ: "Lễ hội Áo dài dù ở Festival Huế tổ chức hai năm một lần hay Festival Nghề truyền thống năm nay đều không phải dịp để những người có nhiều thời gian rảnh rỗi, có dư dả tiền và thích chưng diện đến để check-in, livestream. Đây cũng không phải nơi tiêu phí tiền của dân để khuấy động một phong trào mang dáng vẻ văn hóa, mà chính là làm sao đem đến người dân một tinh thần mới, với niềm tự hào về sự phát triển của áo dài, cũng đồng nghĩa với sự phát triển hình ảnh Việt Nam trong thời đại mới.

Thành Chung - Ảnh: VS Nguyễn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Văn hiến kinh kỳ' lộng lẫy ở Festival Nghề truyền thống Huế 2019