Phát biểu với báo giới, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Nguyễn Đăng Chương cho rằng “việc lập danh sách cấm là bất khả thi”, và Cục lựa chọn phương pháp lập danh sách “cho phép”. Như vậy ở đây ông Cục trưởng đã lựa chọn phương pháp “chọn cho”, thay vì “chọn bỏ”. Hay nói cách khác, ông lựa chọn việc dễ cho mình, đẩy việc khó cho người dân, doanh nghiệp.

Vấn đề không phải là bất khả thi, thưa ông Cục trưởng!

24/05/2017, 11:53

Phát biểu với báo giới, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Nguyễn Đăng Chương cho rằng “việc lập danh sách cấm là bất khả thi”, và Cục lựa chọn phương pháp lập danh sách “cho phép”. Như vậy ở đây ông Cục trưởng đã lựa chọn phương pháp “chọn cho”, thay vì “chọn bỏ”. Hay nói cách khác, ông lựa chọn việc dễ cho mình, đẩy việc khó cho người dân, doanh nghiệp.

Ông Phan Sơn, chuyên gia quản trị nhân sự

Năm 2014, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khi chủ trì sửa đổi Luật Đầu tư đã gây ấn tượng mạnh mẽ. Thay vì tiếp cận “chọn cho”, tức người dân và doanh nghiệp chỉ được kinh doanh đầu tư ở những ngành nghề mà luật cho phép, đã chuyển sang tiếp cận “chọn bỏ”, tức người dân và doanh nghiệp được phép kinh doanh đầu tư ở những ngành nghề mà luật không cấm. Danh mục ngành nghề cấm và ngành nghề kinh doanh có điều kiện được ghi rõ trong luật. Doanh nghiệp chỉ cần tra cứu trong danh mục ngành nghề này, cái gì mà luật không cấm thì được phép làm, không phải xin – cho.

Đây là bước tiếp cận đột phá, được báo chí và dư luận hoan nghênh tại thời điểm đó, bởi vì thực tiễn cho thấy cuộc sống hết sức sinh động, phát triển vận động không ngừng. Do đó không phải lúc nào cũng có thể ghi hết những thứ cần phải cho. Tiếp cận theo cách “chọn cho” là cách tiếp cận dễ hơn cho người làm luật, nhưng luật sẽ đẩy khó khăn về phía người dân và doanh nghiệp. Khi đầu tư những ngành nghề không thuộc danh mục “cho”, lại phải làm các thủ tục hành chính rườm rà và không minh bạch. Ngược lại tiếp cận theo cách “chọn bỏ” sẽ mang lại thuận lợi cho nhà đầu tư. Nó cũng thể hiện một quan điểm làm luật văn minh: nhà đầu tư được phép kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, như chia sẻ của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh thời điểm đó, đây là cách làm không dễ. Để nghiên cứu được danh mục cấm và ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Ban soạn thảo đã phải nỗ lực rất nhiều.

Bài hát "Tiến quân ca" (Quốc ca) của cố nhạc sĩ Văn Cao vừa được "cấp phép phổ biến" đã gây bất bình dư luận

Câu chuyện “chọn cho”, “chọn bỏ” lại một lần nữa được người ta liên tưởng đến khi theo dõi các động thái gần đây của Cục Nghệ thuật biểu diễn. Phát biểu với báo giới, Cục trưởng Nguyễn Đăng Chương cho rằng “việc lập danh sách cấm là bất khả thi” và Cục lựa chọn phương pháp lập danh sách “cho phép”. Như vậy ở đây ông Cục trưởng đã lựa chọn phương pháp “chọn cho”, thay vì “chọn bỏ”. Hay nói cách khác, ông lựa chọn việc dễ cho mình, đẩy việc khó cho người dân, doanh nghiệp.

Vấn đề ở đây không phải là khả thi hay bất khả thi. Vấn đề ở đây là tư duy quản lý. Khi anh lựa chọn “chọn cho”, là anh giành lấy thuận lợi cho cơ quan quản lý. Người dân chỉ được phép làm những gì cơ quan quản lý, luật cho phép. Những gì ngoài phạm vi đó thì người dân, doanh nghiệp phải “xin - cho”. Khi anh lựa chọn “chọn bỏ”, tức anh giành lấy việc khó, khi phải thường xuyên nghiên cứu cập nhật danh sách bài hát vi phạm, bài hát cấm. Người dân, doanh nghiệp tổ chức biểu diễn chỉ cần căn cứ vào danh sách đó, những gì không cấm thì được phép làm. Nếu cơ quan quản lý không cập nhật, cập nhật thiếu thì đó là lỗi của cơ quan quản lý. Như vậy là nhường sự thuận lợi, thông thoáng trong thủ tục cho người dân. Người dân được phép làm những gì pháp luật không cấm.

Vậy là lập danh sách cấm không phải là bất khả thi. Thực chất lập danh sách cho phép còn bất khả thi hơn nhiều. Câu chuyện ở đây chỉ là tư duy quản lý: ông Cục trưởng “chọn cho” hay “chọn bỏ”, chọn việc dễ cho mình đẩy việc khó cho người dân hay ngược lại?

Câu trả lời của ông đã rõ!

Phan Sơn

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vấn đề không phải là bất khả thi, thưa ông Cục trưởng!