Ngày 30.9, tại buổi họp báo của Bộ Công thương, Thứ trưởng Lê Dương Quang cho biết, mặc dù dự án trung tâm điện lực Kiên Lương đã chậm tiến độ triển khai và UBND tỉnh Kiên Giang đã kiến nghị Bộ Công thương xem xét xử lý dứt điểm đối với dự án này, song Bộ Công thương vẫn quyết định dành cơ hội cho chủ đầu tư là Tập đoàn Tân Tạo tiếp tục làm dự án.

Vẫn cho Tân Tạo thực hiện nhiệt điện Kiên Lương

Một Thế Giới | 01/10/2013, 10:25

Ngày 30.9, tại buổi họp báo của Bộ Công thương, Thứ trưởng Lê Dương Quang cho biết, mặc dù dự án trung tâm điện lực Kiên Lương đã chậm tiến độ triển khai và UBND tỉnh Kiên Giang đã kiến nghị Bộ Công thương xem xét xử lý dứt điểm đối với dự án này, song Bộ Công thương vẫn quyết định dành cơ hội cho chủ đầu tư là Tập đoàn Tân Tạo tiếp tục làm dự án.

           

“Mặc dù UBND tỉnh Kiên Giang đề nghị Bộ Công thương và Chính phủ xem xét dứt điểm nhưng Bộ vẫn đang dành cơ hội cho nhà đầu tư. Bởi vì trong thời gian qua, theo báo cáo của chủ đầu tư, Tân Tạo đã bỏ ra một khoản tiền đề chuẩn bị. Cho nên để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư cũng như đảm bảo sự công bằng, Bộ Công thương sẽ dành cơ hội cho chủ đầu tư đưa ra ý kiến cuối cùng. Nếu chủ đầu tư thực sự không triển khai được, Bộ sẽ xem xét giao cho một chủ đầu tư khác. Đương nhiên việc này cũng sẽ ảnh hưởng đến tiến độ quy hoạch điện 7 nhưng chúng ta có chủ trương là đối xử công bằng với các nhà đầu tư theo đúng chỉ đạo của Chính phủ” – Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang cho biết.

Cũng theo ông Quang, Bộ đã nhiều lần làm việc với chủ đầu tư nhưng cho đến nay quan điểm của chủ đầu tư không rõ ràng.

“Lúc đầu, chủ đầu tư đề xuất làm theo hình thức BOO nhưng lại kiến nghị một loạt cơ chế chính sách, ví dụ như phải có sự bảo lãnh của Chính phủ, phải có vốn vay cam kết ngoại tệ, phải áp dụng luật của nước ngoài… Đây là những yêu cầu mà luật Việt Nam chưa có tiền lệ. Sau đó, Bộ Công thương có trao đổi với nhà đầu tư và nhà đầu tư lại đề nghị làm theo hình thức BOT. Tuy nhiên, theo hình thức BOT cũng kèm theo một loạt những kiến nghị.

Hiện tại, Bộ đã trao đổi, xác định xem nhà đầu tư muốn áp dụng theo hình thức gì? Sau đó hoàn tất hồ sơ theo đúng hình thức đó” – Thứ trưởng nói.

Trước đó, ngày 7.8.2013, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng ký văn bản gửi Bộ Công thương, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đề nghị hướng xử lý dự án trung tâm Điện lực Kiên Lương.

Theo đó, UBND tỉnh Kiên Giang đề nghị Bộ Công Thương xem xét trình Thủ tướng Chính phủ một trong hai giải pháp: Một là nếu Tân Tạo đủ điều kiện thì tiếp tục tập trung vốn triển khai ngay dự án đúng tiến độ được phê duyệt. Hai là, nếu như xét thấy Tân Tạo không đủ khả năng thực hiện dự án, Bộ thu hồi dự án theo luật định để làm cơ sở kêu gọi các nhà đầu tư khác có đủ năng lực thực hiện dự án.  Có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang rất quan tâm dự án này.

Ngay sau đó, ban lãnh đạo Tân Tạo lại khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư dự án này.

Ông Nguyễn Tuấn Minh (đại diện Tập đoàn Tân Tạo) cho biết, trong thời gian tới,  Tân Tạo sẽ chuyển hình thức đầu tư dự án từ BOO sang hình thức BOT. Theo đó, chủ đầu tư sẽ kêu gọi các nhà đầu tư khác phù hợp với việc bảo lãnh vay tín dụng nước ngoài của Chính phủ (GGU) cho dự án này.

Ông cũng cho biết thêm, sở dĩ dự án này chậm tiến độ là do chưa đàm phán được Hợp đồng mua bán điện với EVN và chưa thu xếp được vốn đầu tư. Theo ông Minh, nếu thu xếp được nguồn vốn GGU, dự án sẽ được gỡ khó và triển khai nhanh.

Dự án Nhiệt điện Kiên Lương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2007 và UBND tỉnh Kiên Giang giao cho Tập đoàn Tân Tạo làm chủ đầu tư năm 2008, có diện tích trên 555 ha, tổng vốn 6,7 tỉ USD. 

Dự án gồm 3 nhà máy có tổng công suất 4.400 – 5.200MW, theo kế hoạch sẽ lần lượt đưa vào sử dụng trong các năm 2013, 2015 và 2017. 

Tuy nhiên, sau khi san lấp mặt bằng được 88 ha đất và đóng được một số cừ vây đê bao biển thì từ năm 2010, đến nay, dự án đã ngưng triển khai, mặt bằng dự án vẫn chỉ là bãi đất trống.

DUYÊN DUYÊN

           
Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vẫn cho Tân Tạo thực hiện nhiệt điện Kiên Lương