Kết quả thử nghiệm trên người của loại vắc xin do Đại học Oxford (Anh) kết hợp phát triển cho thấy dấu hiệu chống lại được vi rút corona chủng mới gây ra đại dịch COVID-19. Các nhà khoa học hy vọng loại vắc xin này có thể được sử dụng vào cuối năm nay.

Vắc xin ngừa COVID-19 của Đại học Oxford hứa hẹn khả quan

21/07/2020, 16:37

Kết quả thử nghiệm trên người của loại vắc xin do Đại học Oxford (Anh) kết hợp phát triển cho thấy dấu hiệu chống lại được vi rút corona chủng mới gây ra đại dịch COVID-19. Các nhà khoa học hy vọng loại vắc xin này có thể được sử dụng vào cuối năm nay.

Thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19 đang mang lại nhiều tín hiệu khả quan - Ảnh: Internet

Theo hãng tin Reuters, kết quả ban đầu trong thử nghiệm vắc xin do công ty Astrazeneca và Đại học Oxford bào chế chống lại vi rút corona chủng mới dường như an toàn và tạo được phản ứng miễn dịch trên cơ thể người.

Loại vắc xin này đã được thử nghiệm trên 1.077 người ở độ tuổi từ 18-55, chưa từng nhiễm COVID-19 trước đó và thực hiện tại 5 bệnh viện của Anh từ cuối tháng 4. Kết quả thử nghiệm cho thấy loại vắc xin này đã tạo ra kháng thể trong vòng 28 ngày và tế bào bạch cầu sau 14 ngày. Kháng thể xuất hiện trong phần lớn người thử nghiệm chỉ sau một lần tiêm và sau hai lần tiêm thì xuất hiện trên mọi người tình nguyện. Ngoài ra, phần lớn người thử nghiệm không có phản ứng phụ nguy hiểm, chỉ cảm thấy mệt mỏi hoặc đau đầu. Một số người cho biết bị đau ở vết tiêm, sốt cao.

"Hệ miễn dịch có hai cách để tấn công những kẻ xâm nhập là kháng thể và bạch cầu. Loại vắc xin này được chế tạo nhằm kích thích cả hai phản ứng, nhờ vậy có thể loại bỏ vi rút cả khi nó đã lưu thông trong cơ thể hay khi tấn công vào các tế bào", tiến Andrew Pollard, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết.

Do đây mới chỉ là giai đoạn thử nghiệm đầu tiên, nhóm nghiên cứu sẽ cần phải tiến hành thêm 2 giai đoạn nữa trước khi có kết luận chính xác về vắc xin. Các thử nghiệm hiện đang được tiến hành tại Brazil và Nam Phi và sẽ bắt đầu tại Mỹ - ổ dịch COVID-19 lớn nhất thế giới.

Ông Pollard hy vọng kết quả sẽ cho thấy rằng hệ miễn dịch đã nhớ được các đặc điểm của vi rút, nhờ đó vắc xin có hiệu lực lâu hơn. “Tuy nhiên, vẫn cần phải làm thêm một số nghiên cứu trước khi có thể kết luận vắc xin chống lại COVID-19 hiệu quả và thời gian có hiệu lực chính xác là bao lâu", ông nói thêm.

Đồng tình với với tiến sĩ Pollard, giáo sư Sarah Gilbert thuộc Đại học Oxford, cũng cho biết những kết quả ban đầu này là hứa hẹn, nhưng còn nhiều việc phải làm trước khi có thể xác nhận liệu vắc xin này có giúp khống chế được đại dịch COVID-19 hay không.

Trong khi đó, giám đốc điều hành của Chương trình Cấp cứu Sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới, lãnh đạo nhóm chịu trách nhiệm về việc ngăn chặn và điều trị quốc tế COVID-19, tiến sĩ Mike Ryan nói: “Đây là những kết quả tích cực nhưng còn rất dài mới có thể kết luận. Chúng ta cần thêm nhiều nghiên cứu với quy mô lớn hơn, nhưng các dữ liệu tích cực và việc nhiều vắc xin đi vào giai đoạn thử nghiệm sau là điều tuyệt vời".

Hiện công ty AstraZeneca đã ký thỏa thuận với các chính phủ trên thế giới để cung cấp vắc xin nếu được chứng minh hiệu nghiệm và được các nhà ban hành quy định chấp thuận. Công ty cũng ký những thỏa thuận để sản xuất và cung cấp hơn 2 tỉ liều thuốc tiêm, với 300 triệu liều dành cho Mỹ và 100 triệu liều cho Anh.

Giám đốc Điều hành của AstraZeneca, ông Pascal Soriot cho biết công ty đang trong tiến trình sản xuất các liều vắc xin vào tháng 9. Tuy nhiên, việc có vắc xin trong năm nay hay không tuỳ vào việc thử nghiệm giai đoạn cuối nhanh chậm thế nào khi mà số dân bị ảnh hưởng vì COVID-19 đang sụt giảm tại Anh.

Thế giới hiện đang ghi nhận hơn 14 triệu ca nhiễm COVID-19 với hơn 600.000 người thiệt mạng. Các nhà khoa học trên thế giới đang gấp rút nghiên cứu và thử nghiệm các loại vắc xin nhằm chống lại đại dịch chết người này. Hiện có hơn 150 loại vắc xin tiềm năng đang trong nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Công ty dược Pfizer của Mỹ và CanSino Biologics của Trung Quốc hôm 20.7 cũng tiết lộ có những kết quả tích cực về thử nghiệm vắc xin COVID-19 của hai công ty này.

Hoàng Vũ (theo Reuters, CNN)

Bài liên quan
TP.HCM: Hơn 3.000 trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi được tiêm vắc xin phòng sởi
Chỉ hơn 1 tuần triển khai tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi, TP.HCM đã tiêm được cho hơn 3.000 trẻ. Đây là biện pháp chống dịch tăng cường trước tình hình trẻ mắc sởi ở độ tuổi trên tăng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vắc xin ngừa COVID-19 của Đại học Oxford hứa hẹn khả quan