Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) hôm 23.8 đã phê duyệt đầy đủ cho vắc xin Pfizer – BioNTech. Qua đó, nó trở thành vắc xin COVID-19 đầu tiên được sự đảm bảo xác nhận của FDA khi các cơ quan y tế đấu tranh để chiến thắng những người hoài nghi vắc xin.
Vắc xin đầu tiên được FDA phê duyệt đầy đủ: Hy vọng cho Mỹ tăng tỷ lệ tiêm chủng
Sơn Vân|23/08/2021, 21:06
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) hôm 23.8 đã phê duyệt đầy đủ cho vắc xin Pfizer – BioNTech. Qua đó, nó trở thành vắc xin COVID-19 đầu tiên được sự đảm bảo xác nhận của FDA khi các cơ quan y tế đấu tranh để chiến thắng những người hoài nghi vắc xin.
Trước đây, ba loại vắc xin COVID-19 của Pfizer – BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson chỉ được FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp.
Mới đây, FDA đã phê duyệt đầy đủ vắc xin Pfizer – BioNTech hai liều để sử dụng cho những người trên 16 tuổi. Hơn 204 triệu người ở Mỹ đã được tiêm vắc xin này kể từ khi nó được cấp phép sử dụng khẩn cấp vào tháng 12.2020, dựa trên dữ liệu hôm 22.8.
Các quan chức y tế công cộng hy vọng điều này sẽ thuyết phục được nhiều người Mỹ chưa chích ngừa COVID-19 rằng mũi tiêm của Pfizer là an toàn và hiệu quả. Sự lưỡng lự tiêm vắc xin của nhiều người đã cản trở Mỹ phản ứng với đại dịch COVID-19.
"Mặc dù hàng triệu người đã được tiêm vắc xin COVID-19 một cách an toàn, nhưng chúng tôi nhận thấy rằng với một số người, việc FDA chấp thuận vắc xin hiện có thể tạo thêm niềm tin để tiêm chủng", Janet Woodcock, quyền Ủy viên FDA, cho biết.
Khoảng 51% người Mỹ đã được tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ hai liều, trong khi đợt bùng phát dịch gần đây với biến thể Delta tàn phá các vùng của đất nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Sự chấp thuận của FDA dựa trên dữ liệu cập nhật từ thử nghiệm lâm sàng của công ty Pfizer.
"Dựa trên dữ liệu theo dõi dài hạn mà chúng tôi đã gửi, việc phê duyệt ngày hôm nay cho những người từ 16 tuổi trở lên khẳng định tính hiệu quả và an toàn của vắc xin chúng tôi vào thời điểm cần thiết", Albert Bourla, Giám đốc điều hành của Pfizer, cho biết.
Hiện tại, vắc xin Pfizer - BioNTech sẽ được bán trên thị trường với tên gọi Comirnaty, theo FDA.
Một số thành phố của Mỹ, bao gồm cả New York và San Francisco, đã áp đặt các quy tắc yêu cầu tiêm vắc xin để được ăn tối tại nhà hàng hoặc làm việc trong văn phòng chính phủ, cùng các hoạt động khác.
Hôm 23.8, Anh đã mua mua thêm 35 triệu liều vắc xin Pfizer - BioNTech, sẽ được chuyển giao từ nửa cuối năm tới, như một phần trong quá trình chuẩn bị cho các mũi tiêm nhắc lại và bất kỳ các biến thể mới có thể xuất hiện.
"Trong khi chúng tôi tiếp tục xây dựng bức tường phòng thủ trước COVID-19, điều quan trọng là chúng tôi làm mọi thứ có thể để bảo vệ đất nước cho tương lai - cho dù đó là từ vi rút như chúng ta biết hay các biến thể mới", Bộ trưởng Y tế Anh - Sajid Javid nói.
Hôm 18.8, Tổng thống Joe Biden cho biết ông và đệ nhất phu nhân Jill Biden sẽ tiêm liều vắc xin ngừa COVID-19 thứ ba để tăng cường khả năng miễn dịch của họ.
Động thái này diễn ra sau khi chính quyền Biden thông báo rằng người Mỹ sẽ tiêm các mũi tăng cường vào tháng 9.
Tổng thống Biden nói với ABC News trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình phát sóng hôm 19.8: “Chúng tôi sẽ có những liều vắc xin tăng cường”.
Bình luận của ông đã được ghi lại mới đây khi các quan chức y tế tiết lộ kế hoạch tiêm liều thứ ba vắc xin của Pfizer hay Moderna cho người lớn Mỹ bắt đầu từ ngày 20.9.
Chương trình tiêm vắc xin tăng cường đang được triển khai ngay cả khi hàng triệu người Mỹ vẫn chưa được tiêm mũi đầu tiên và nhiều người trên thế giới đang chờ nguồn cung vắc xin.
Các quan chức y tế Mỹ bảo vệ kế hoạch của chính quyền Biden nhằm cung cấp sự bảo vệ bổ sung cho người Mỹ chống lại vi rút bằng một liều vắc xin nữa, nói rằng họ vẫn có thể tặng hàng triệu liều trên toàn thế giới và tiếp tục khuyến khích mọi người tiêm mũi đầu tiên.
"Khi thấy bằng chứng cho thấy khả năng miễn dịch đang suy yếu, đặc biệt là khi đối mặt với biến thể Delta, chúng tôi có nghĩa vụ hành động để bảo vệ mọi người ở quê nhà", Tổng Y sĩ Mỹ - Tướng Vivek Murthy nói trên chương trình Morning Joe của MSNBC.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ - Rochelle Walensky cho biết dữ liệu cho thấy sự cần thiết phải được bảo vệ hơn nữa trong bối cảnh biến thể Delta và hiệu quả của vắc xin suy giảm theo thời gian, dù không rõ tần suất cần tiêm ngừa vắc xin COVID-19 trong tương lai.
"Chúng ta biết rằng cần một sự thúc đẩy ngay bây giờ, nhưng tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ làm điều này liên tục", bà Rochelle Walensky nói với chương trình Today của NBC News.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Việc Mỹ triển khai máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress gần biên giới Nga đã gây chú ý đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa NATO và Moscow.
Ngày 27.11, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) đã có buổi làm việc với Trung tâm Phục vụ hành chính công TP.Hà Nội về triển khai thí điểm mô hình trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc UBND tỉnh.
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu Hà Nội quan tâm vấn đề cải tạo chung cư cũ; đầu tư, quy hoạch xây dựng trường học đáp ứng nhu cầu của con em trên địa bàn...
Doanh số smartphone thương hiệu nước ngoài, gồm cả iPhone, ở Trung Quốc giảm 44,25% vào tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu trực thuộc chính phủ công bố hôm 27.11.
Cùng với xu thế cá nhân hóa dịch vụ khách hàng, ngành điện đã và tiếp tục hoàn thiện những công cụ mang lại tiện ích tốt nhất để khách hàng trải nghiệm.
TS Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cho biết thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải, đặc biệt là hàng loạt dự án "đắp chiếu" kéo dài, gây lãng phí.
Theo Bộ trưởng Bộ KH-CN, từ những bước đầu tiên, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đã vươn lên trở thành điểm sáng không chỉ trong khu vực mà trên toàn thế giới.
Ngày 27.11, Hội thảo “Giải pháp thực tiễn cho nuôi trồng thủy sản bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long” do Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) và Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp Hà Lan - Việt Nam đã phối hợp tổ chức tại TP.Cần Thơ.
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Ngày 27.11, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt Nguyễn Tấn Tường (21 tuổi), Trần Xuân Tuyến (23 tuổi), Trần Hữu Tèo (29 tuổi) và Nguyễn Văn Khanh (23 tuổi), cùng ngụ tỉnh Kiên Giang tổng cộng 31 năm tù về tội “Giết người”.