Việc tiêm 2 mũi vắc xin gồm AstraZeneca và Pfizer cho thấy có miễn dịch tế bào được kích hoạt một cách hiệu quả, đặc biệt có khả năng kích hoạt kháng thể trung hòa cao hơn so với chỉ tiêm 2 liều AstraZeneca.

Kết hợp vắc xin AstraZeneca với Pfizer có hiệu quả tốt hơn so với tiêm 2 liều AstraZeneca

Hồ Quang | 23/08/2021, 15:38

Việc tiêm 2 mũi vắc xin gồm AstraZeneca và Pfizer cho thấy có miễn dịch tế bào được kích hoạt một cách hiệu quả, đặc biệt có khả năng kích hoạt kháng thể trung hòa cao hơn so với chỉ tiêm 2 liều AstraZeneca.

Hiệu quả từ việc tiêm 2 mũi 2 loại vắc xin AstraZeneca, Pfizer

Mới đây, một nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh) với 830 tình nguyện viên trên 50 tuổi cho thấy việc kết hợp 1 liều vắc xin AstraZeneca với 1 liều Pfizer sẽ tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ.

tiem-astrazeneca-voi-pfizer-co-hieu-qua-tot-hon-so-vou-tiem-2-lieu-astrazeneca-hinh-anh(1).png
Tiêm kết hợp giữa vắc xin AstraZeneca cho mũi đầu và vắc xin Pfizer cho mũi 2 được chứng minh có hiệu quả - Ảnh: PV

Trong khi đó, nghiên cứu khác ở Đại học Saarland (Hamburg, Đức) đã so sánh việc sử dụng AstraZeneca cho 2 mũi tiêm với việc sử dụng AstraZeneca cho mũi đầu và Pfizer hoặc Moderna (vắc xin dùng công nghệ mRNA) cho mũi thứ 2. Kết quả cho thấy, miễn dịch tế bào đã được kích hoạt một cách tương đối hiệu quả ở những người được tiêm kết hợp vắc xin so với những người tiêm cùng loại. Ngoài ra biện pháp tiêm kết hợp có khả năng kích hoạt kháng thể trung hòa cao hơn một chút so với chỉ tiêm 2 liều AstraZeneca.

Theo các chuyên gia y tế, về nguyên tắc khoa học, khi tiêm vắc xin nên dùng cùng một loại cho 2 mũi tiêm, vì giống như một kẻ xấu gặp đến 2 lần thì cơ thể sẽ cảnh giác nhiều hơn. Tuy nhiên, do tình hình chung tại nhiều quốc gia là không thể cung cấp vắc xin cùng loại nên một số nước như Canada, Anh, Đức, Thái Lan, Việt Nam... đã tiến hành tiêm kết hợp 2 mũi vắc xin khác nhau.

Ở Việt Nam, Bộ Y tế cũng cho phép dùng liều 1 là vắc xin AstraZeneca và liều 2 là vắc xin Pfizer. Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong khi chờ thêm các báo cáo khoa học so sánh giữa tiêm thường và tiêm kết hợp, việc tiêm đủ 2 mũi vắc xin (các loại đã được Bộ Y tế thông qua) là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa mắc COVID-19. Tuy nhiên, trong giai đoạn này dù được tiêm vắc xin đầy đủ vẫn phải tuân thủ biện pháp 5K.

Một số nước kéo dài thời gian tiêm mũi 2

Hiện nay, đa số các vắc xin COVID-19 đều được tiêm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi tùy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Điển hình như vắc xin AstraZeneca có khoảng cách tiêm giữa 2 mũi là từ 8-12 tuần, vắc xin Sputnik-V và Pfizer/BioNTech là 3 tuần, vắcxin Moderna là 4 tuần.

Tại một số quốc gia, do điều kiện dịch bệnh và nguồn cung cấp vắc xin không như dự kiến nên chính phủ đã quyết định kéo dài khoảng cách 2 mũi tiêm. Tại Anh, từ tháng 12.2020, ngành y tế nước này đưa ra khoảng cách tiêm chủng là 12 tuần với các vắc xin COVID-19. Đây là mức cao nhất trong khuyến cáo được nhà sản xuất Oxford-AstraZeneca đặt ra, nhưng lâu hơn so với vắc xin Pfizer-BioNTech.

Cơ quan y tế công cộng Anh đã theo dõi tỷ lệ mắc COVID-19 ở người trưởng thành đã và chưa tiêm phòng vắc xin. Báo cáo cho thấy khả năng bảo vệ của vắc xin Pfizer/BioNTech ở mũi 1 tăng theo thời gian và duy trì tốt đến 8-9 tuần sau tiêm. Nhưng sau 10 tuần, khả năng bảo vệ có suy giảm đôi chút. Quan trọng hơn, kết quả còn cho biết những người trên 80 tuổi được tiêm 2 liều vắc xin Pfizer cách nhau 12 tuần có lượng kháng thể cao gấp 3 lần những người có khoảng cách tiêm 3 tuần.

Còn đối với vắc xin Oxford-AstraZeneca, khả năng bảo vệ từ liều đầu tiên vẫn đạt hiệu quả nhất định. Theo một nghiên cứu đã được thẩm định trên tạp chí y khoa The Lancet, hiệu lực của vắc xin AstraZeneca tăng lên 81%, thay vì 55% theo đúng chỉ định (6 tuần) của nhà sản xuất. Nhà dịch tễ học lâm sàng Terry cho biết vì sự xuất hiện của biến thể Delta và số ca nhiễm COVID-19 tại Anh tăng cao nên nước này cần khẩn cấp để càng nhiều người được tiêm chủng càng tốt.

Cùng quan điểm với ngành y tế Anh, Ban Cố vấn tiêm chủng quốc gia Úc (ATAGI) cũng đã đưa khuyến cáo về thời gian tiêm mũi 2 của vắc xin AstraZeneca là 12 tuần.

Song song đó, theo GAVI (Liên minh Toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng) đưa tin, các nhà khoa học nhận định rằng tiêm liều thứ 2 quá sớm cũng có nhiều rủi ro, vì hệ thống miễn dịch của cơ thể cần thời gian phản ứng hoàn toàn với liều đầu tiên để có thể đạt hiệu quả tối đa với liều thứ 2.

Tại Canada, vào thời điểm trước tháng 5.2021, nước này phải đối mặt với tình trạng nguồn cung vắc xin khan hiếm dẫn đến tỷ lệ tiêm chủng thấp so với các quốc gia phát triển. Chính phủ Canada đã có “quyết định gây tranh cãi” là kéo dài khoảng cách 2 mũi tiêm lên đến 4 tháng, để tập trung cho mục tiêu tiêm liều đầu tiên cho càng nhiều người càng tốt. Tuy nhiên, chính sách này ngoại trừ những đối tượng có nguy cơ cao nhất, như những người trong viện dưỡng lão hoặc các cơ sở chăm sóc y tế dài hạn khác.

“Mục tiêu rằng cả tôi và bạn đều được bảo vệ đến 80%, hơn là tôi được bảo vệ 100% còn bạn thì 0%, đó là ý tưởng của chiến lược này”, theo bác sĩ Alon Vaisman thuộc khoa truyền nhiễm Đại học Toronto.

Đến tháng 7.2021, tỷ lệ người được tiêm mũi vắc xin thứ 1 của Canada đã đạt 71% dân số, nhiều hơn Mỹ (với 57%) và các nước khác. Đáng nói, số ca nhập viện đã giảm dần và bước đầu cho thấy quyết định kéo dài thời gian tiêm của ngành y tế Canada có hiệu quả nhất định.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kết hợp vắc xin AstraZeneca với Pfizer có hiệu quả tốt hơn so với tiêm 2 liều AstraZeneca