Vắc-xin đã phần nào giúp cải thiện ngành du lịch trong năm 2021, nhưng các giải pháp du lịch khác sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của ngành, đặc biệt là tại châu Á.

Vắc xin, cách ly linh hoạt sẽ góp phần giúp du lịch châu Á phục hồi

Thiên Kim | 30/03/2021, 13:56

Vắc-xin đã phần nào giúp cải thiện ngành du lịch trong năm 2021, nhưng các giải pháp du lịch khác sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của ngành, đặc biệt là tại châu Á.

Theo số liệu mới công bố từ nền tảng đặt du lịch trực tuyến Agoda, số lượng những điểm đến quốc tế được du khách tìm kiếm đã tăng lên nhờ cảm giác tự tin vào sự xuất hiện của vắc-xin, những thảo luận quanh việc áp dụng hộ chiếu vắc-xin và thông báo triển khai các điểm cách ly thay thế.

Số liệu tìm kiếm này nêu bật những điểm sáng trong quá trình phục hồi và sự lạc quan ngày càng lớn của du khách châu Á đối với quá trình trở lại của du lịch quốc tế. Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Indonesia là các quốc gia ghi nhận lượng lớn tìm kiếm các điểm đến quốc tế trong top 30 điểm du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trong tháng 3.2021, so với thời điểm 12.2020.

Các du khách tại Trung Quốc, Đài Loan và Singapore cũng tỏ ra lạc quan vào sự phục hồi của du lịch toàn cầu. Chỉ có Malaysia, Philippines và Thái Lan không ghi nhận lượt tìm kiếm điểm đến quốc tế nào trong top 30 điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất tại hai thời điểm kể trên. Mặt khác, Thái Lan và Philippines lại là hai trong số những điểm đến quốc tế được tìm kiếm nhiều nhất ở các quốc gia khác, trong đó, Bangkok nằm trong bảng xếp hạng 30 điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất của 6 trên 11 thị trường.

vietnam1.jpg
Bảng khảo sát dựa trên dữ liệu tìm kiếm của Agoda

Ngoài những điểm đến đang được tìm kiếm nhiều hơn, dữ liệu của nền tảng đặt phòng trực tuyến này cho thấy việc đặt phòng đã bắt đầu bình thường trở lại và quay về với các xu hướng trước dịch. Các chỉ số về hành vi người dùng (thời gian đặt phòng trước và giá phòng) đã giảm ít hơn so với giai đoạn mùa xuân và hè năm 2020.

Theo ông John Brown, Tổng Giám đốc của Agoda cho biết: “Vắc-xin sẽ đóng vai trò quan trọng để phục hồi hoàn toàn nhưng các chương trình trợ giúp từ chính phủ như ‘TTogether in Thailand’ hay ‘GoTo Japan’ đã thành công trong việc khai thác nhu cầu du lịch và hỗ trợ các nhà cung cấp lưu trú nội địa. Dữ liệu tìm kiếm cũng cho thấy du khách đang mong đợi sự trở lại của du lịch quốc tế cùng với các chiến dịch tiêm chủng vắc-xin. Dù vậy vẫn còn nhiều việc phải làm”.

Vị tổng giám đốc này nhận định: “Việc tiêm vắc-xin dự kiến sẽ khó có thể tiếp cận được tỷ lệ lớn người dân tại các nước Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam cho đến năm 2022 hoặc 2023. Đây là những nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào du lịch và không thể đợi lâu đến như vậy để phục hồi. Các quốc gia cần đổi mới cách tiếp cận trong kế hoạch mở lại biên giới, cân bằng những nhu cầu thiết yếu về an toàn cho công dân của nước mình cũng như du khách, đồng thời đảm bảo ổn định tình hình kinh tế. Quy định cách ly vẫn là một trở ngại với những người muốn du lịch nước ngoài, do đó các lựa chọn cách ly thay thế có thể sẽ là giải pháp hợp lý đi cùng các chương trình tiêm chủng vắc-xin. Thành công của giải pháp về các điểm cách ly thay thế tại Thái Lan và Hồng Kông có thể giúp giải quyết vấn đề của các quốc gia khác trong khu vực, cùng với các đối tác công nghệ có khả năng nhanh chóng hành động để cung cấp sự hỗ trợ nhằm kiểm soát những diễn biến khó lường mà các nước phải đối mặt”.

dulichaua2.jpg
COVID-19 khiến ngành du lịch như ngồi trên đống lửa - Ảnh: Internet

Các giải pháp cách ly thay thế

Khi các du khách đang mong được đi du lịch hơn bao giờ hết, sự hợp tác giữa các tổ chức công và tư là cần thiết để thế giới hướng đến sự phục hồi bền vững của ngành du lịch và lữ hành - một lĩnh vực quan trọng của Châu Á - Thái Bình Dương khi chiếm 10% GDP của khu vực này vào năm 2019. Du lịch toàn cầu sẽ phải làm quen với một thực tế mới cùng nhiều biện pháp kết hợp để đảm bảo việc đi du lịch nước ngoài sẽ diễn ra an toàn và chu đáo, từ xét nghiệm nhanh, chứng nhận y tế, hộ chiếu vắc-xin và các khía cạnh khác. Giải quyết vấn đề cách ly là một bước tiến quan trọng mà chính phủ các quốc gia như Thái Lan và Hồng Kông đã làm khi tìm cách giúp du khách thích ứng tốt với việc cách ly, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp tư nhân để hỗ trợ với các giải pháp công nghệ.

Thái Lan là quốc gia đầu tiên áp dụng các giải pháp cách ly thay thế khi Bộ Y Tế và Cục Hỗ trợ Dịch vụ Y tế của nước này đã hợp tác với Agoda để áp dụng các giải pháp công nghệ của nền tảng đặt du lịch trực tuyến. Theo đó, các công dân hồi hương và người dân Thái có thể chọn nơi ở theo ý muốn ngay trên nền tảng. Khi thông báo chuẩn bị mở cửa đón du khách quốc tế vào tháng 7 tới đây, Thái Lan sẽ cung cấp các lựa chọn linh hoạt về điểm cách ly với các độ dài thời gian lưu trú khác nhau”.

Ông John Brown kết luận: “Đang có những tia hy vọng lóe lên khi các quốc gia bắt đầu hỗ trợ nền kinh tế bản xứ, điển hình là thông báo triển khai Travel Bubble (bong bóng du lịch) giữa Đài Loan và Quốc đảo Palau, giữa Australia và Singapore. Khi càng nhiều quốc gia hướng đến Travel Bubble, các chính phủ sẽ áp dụng giải pháp chọn điểm cách ly thay thế (Alternative Quarantine Accommodation) để người dân lựa chọn khách sạn theo ý muốn, đồng thời du khách quốc tế có thể đi du lịch theo cách bền vững. Chúng tôi đang phối hợp chặt chẽ với chính phủ và đối tác cung cấp lưu trú tại các quốc gia để xác định những giải pháp dựa trên công nghệ nhằm thúc đẩy và hỗ trợ nền kinh tế du lịch tại mỗi nước”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vắc xin, cách ly linh hoạt sẽ góp phần giúp du lịch châu Á phục hồi