Sau thất bại của mô hình bóng đá chuyên nghiệp “Thai League phiên bản 1.0”, người Thái đã quyết định phải thay đổi, cải tổ phương thức tổ chức giải VĐQG. Song điều băn khoăn của LĐBĐ Thái Lan (FAT) là họ sẽ tiếp tục mò mẫm để tự tổ chức hay mua lại  “format” của nước ngoài. Cuối cùng phương án hai được thông qua: FAT đã chọn công nghệ tổ chức theo mô hình giải Ngoại hạng Anh (Premier League).

V.League thụt lùi, Thái League “lột xác” ngoạn mục (phần 2)

Một Thế Giới | 16/02/2014, 08:04

Sau thất bại của mô hình bóng đá chuyên nghiệp “Thai League phiên bản 1.0”, người Thái đã quyết định phải thay đổi, cải tổ phương thức tổ chức giải VĐQG. Song điều băn khoăn của LĐBĐ Thái Lan (FAT) là họ sẽ tiếp tục mò mẫm để tự tổ chức hay mua lại  “format” của nước ngoài. Cuối cùng phương án hai được thông qua: FAT đã chọn công nghệ tổ chức theo mô hình giải Ngoại hạng Anh (Premier League).

V.League thụt lùi, Thái League “lột xác” ngoạn mục (phần 1)


Sao chép mô hình Premier League

Bắt đầu từ năm 2006, FAT đã nghiên cứu các kế hoạch, chuẩn bị nhân sự và kết thúc mùa 2006 thì họ tiến hành thay đổi. Sang mùa giải 2007, LĐBĐ Thái Lan (FAT) cải tổ Thai League theo “format” mới với tên gọi chính thức là Thai Premier League, thời gian tổ chức xác định từ tháng Ba đến tháng 10 hằng năm. Sống lượng CLB tăng lên 16 đội (hiện tại là 18 CLB). Nói gọn đây chính là “Thai League phiên bản 2.0”.

Thay vì từ mò mẫm công thức tổ chức, LĐBĐ Thái Lan quyết định mua công nghệ tổ chức theo hình mẫu Premier League với công ty tổ chức giải đấu là ThaiPremierLeague Co., Ltd để điều hành hai giải đấu chuyên nghiệp là Thai Premier League và Thai Division 1 League (giải hạng Nhất, 18 CLB).

Để điều hành giải đấu, người Thái tách bạch hẳn khâu tổ chức, điều hành, nhân sự thuộc về ThaiPremierLeague Co., Ltd với đúng “format” chương trình của người Anh. Phía FAT đứng bên ngoài kiểm soát chứ không được nhúng tay vào. Tuy nhiên, để nắm bắt theo dõi được hoạt động, FAT cũng cử Tổng thư ký Ong Art Kosingkha sang Anh để học cách thức tổ chức, điều hành bóng đá nhà nghề.

Điều này khác hẳn cách tổ chức “nửa nạc nửa mỡ” hiện nay của V.League khi công tác tổ chức do công ty VPF đảm nhiệm nhưng VFF lại nắm hai khâu tối quan trọng là: Ban kỷ luật và Ban trọng tài

Nâng số lượng nhưng phải đảm bảo chất lượng giữ chất lượng. D(ể tham gia Thai Premier League, các CLB phải đảm bảo một loạt điều kiện về tài chính, tài trợ, sân bãi, cơ sở vật chất, đào tạo trẻ… Giải hạng Nhất (Thai Division 1 League) cũng được nâng cấp tương tự để cung cấp các “đầu ra” (suất thăng hạng) chất lượng cho Thai Premier League.

Tạo chân đế cho hai giải đấu chuyên nghiệp là giải bán chuyên Division 2 League (hạng Nhì) ra được phát kiến tổ chức lần đầu vào năm 2006. Giải bao gồm 83 CLB được tổ chức theo 5 khu vực địa lý thi đấu để cuối cùng chọn ra ba CLB thăng hạng lên Division 1 League.

Như vậy với mô hình “Kim tự tháp: 83 – 18 – 18” với tổng cộng 109 CLB, bóng đá Thái Lan đã đỉnh chóp bóng đá chuyên nghiệp vững vàng.

Dưới ba giải Premier League, Division 1 League, League Division 2 League là hai giải đấu nghiệp dư Division 3A (Khor Royal Cup) và Division 3B (Provincial League) với hàng trăm CLB thi đấu để chọn ra 4 CLB thăng hạng Division 2. Bằng cách thức cải tổ để xây dựng lại bóng đá chuyên nghiệp, Thái Lan theo nguyên tắc “dưới to, trên nhỏ” với số lượng CLB vô cùng hùng hậu.

Trong khi đó, nhìn lại bóng đá “chuyên nghiệp” của Việt Nam lại có hiện đường “đầu to, đít teo” khi hai giải chuyên nghiệp V.League có 12 CLB, hạng Nhất có 8 CLB; ở  hạng Nhì và hạng Ba là khoảng 18 CLB mỗi giải. Tức là cho dù ở thời điểm cực thịnh nhất khi V.League và hạng Nhất có 14 CLB/giải thì số lượng CLB trong hệ thống chính quy của Việt Nam chưa bao giờ quá con số 65!

Nguyên tắc tài chính: Không bỏ hết trứng vào một giỏ

Để tránh lặp lại sai lầm của “Thai League phiên bản 1.0” là giao phó CLB cho 1 đơn vị doanh nghiệp hay ông bầu đầu tư sẽ gặp rất nhiều rủi ro về tài chính thì một trong những nguyên tắc tài chính mà FAT chủ trương cho ThaiPremier League Co., Ltd là “không bỏ hết trứng vào một giỏ”.

Thay vì phụ thuộc vào một nhà tài trợ thì các CLB ở Thai Premier League được khuyến khích và giúp đỡ có càng nhiều nhà tài trợ càng tốt. Ngay cả bản thân giải Thai Premier League sau nhiều năm không có nhà tài trợ thì kể từ năm 2010 đã có nhiều công ty đồng tài trợ trong ba mùa (2010-2012) và hiện tại có tài trợ chính là Toyota.

Các CLB Thai League bên cạnh nhà tài trợ chính đều có nhiều đồng tài trợ. Ví dụ Muangthong Unied có Yamaha là tài trợ chính và Thai Air Asia, Bangkok Hospital, Toshiba, Coke, Harrow International School, Singha Beer đồng tài trợ. Tương tự, CLB BEC Tero Sasana có 8 nhà tài trợ: TV Chennel 3, FBT, Thai Air Asia, NITTO, Wai Wai, Honda, AIA, BEC-TERO Entertaiment. Thậm chí Buriam United có đến 10 nhà tài trợ: Chang Beer, Thai Air Asia, Coca Cola, King Power, CP, Yamaha, Euro Food, Hello Bangkok, Samrt I-Mobile, Carabao Dang.

Trang phục của các CLB dự Thai League đều do nhiều hãng thể thao tài trợ như Nike (Chonburi), Umbro (Bangkok Glass), Grand Sport (Muangthong), FBT (BEC Tero Sasana, Songkhla United)… chứ không phải dùng “hàng chợ” như CLB ở V.League.

Để giải đấu có nguồn thu dồi dào và quảng bá sâu rộng, Thai Premier League đặc biệt chú trọng đến công tác truyền thông khi bản quyền truyền hình được đấu giá và được giao cho kênh True Sport để phát sóng khắp châu Á.
V.League thut lui, Thai League “lot xac” ngoan muc (phan 2)
  Robbie Fowler từng thi đấu cho Muangthong United dưới quyền HLV Calisto, sau đó trở thành HLV của CLB này.
 

Khi tình hình tài chính, tổ chức được cải thiện thì các CLB ở Thai Premier League có tiền để chiêu mộ ngôi sao, trả lương cao cho cầu thủ. Những tuyển thủ Thái Lan “lưu lạc” ở V.League đã được kéo về như tiền vệ Thonglao đã rời HA.GL với mức lương 7.000 USD/tháng để về đầu quân cho Muangthong United vào năm 2010. Các ngôi sao ngoại quốc cũng được đưa về để quảng bá cho giải đấu như Robbie Fowler về Muangthong United vào năm 2011 với tiền lương 1 triệu USD/năm.

Sự thay đổi bản chất tạo  nên sự khác biệt ra vẫn là tính sòng phẳng, trung thực của các CLB khi thi đấu và sự công tâm của BTC giải và tiếng còi của trọng tài ở Thai League.

Thành quả: Tiến bộ đầy hứa hẹn

Chỉ 5 năm sau khi cải tổ chuyển sang mô hình “Ngoại hạng” Thai League đã sự thay đổi rõ rệt từ chuyên môn cho đến thương hiệu, hình ảnh, khán giả và lợi nhuận thu về. Với sự cải tiến mạnh về hệ thống đào tạo, cơ sở vật chất Thai League đã được AFC công nhận đã đạt tiêu chuẩn chuyên nghiệp nên kể từ sau mùa 2011, AFC đã cấp hai suất dự AFC Champions League cho Thai League. Trước đó các CLB của Thai Premier League đã bị đẩy xuống dự AFC Cup suốt hai năm (2009-2011).

Thành tích của CLB Thai League dự AFC Champion League rất đáng nể phục. Ở AFC Champions League 2013, CLB Buriam United (Á quân Thai League 2012) đã lọt vào đến bán kết sau khi vượt qua vòng bảng và thắng oanh liệt Bunyodkor (Uzbekistan) 2-1 sau hai lượt đi-về. Sau khi trận bán kết lượt đi thua 0-1 trên sân Esteghlal (Iran) thì Buriam United vẫn còn trận lượt về vào ngày 18/9 để tranh vé vào chung kết.

Trong khi đó, Muangthong United dù không vào tứ kết nhưng ở vòng bảng cầm hòa 2-2 trước Jeonbuk Huyndai Motor (Hàn Quốc) và thua sát nút 0-1 trước Urawa Red Diamonds (Nhật Bản).
V.League thut lui, Thai League “lot xac” ngoan muc (phan 2) 
Buriam United (ánh xanh) hòa 0-0 với FC Seoul ở AFC Champions League 2013.

Ở vòng AFC Champion League 2014 vừa rồi, Muangthong United đã cho thấy sự vượt trội khi vượt qua Hà Nội T&T 2-0 tại vòng play-off thứ hai.

Chất lượng chuyên môn của Thai Premier League được nâng cao phần lớn do họ sử dụng ngoại binh có chất lượng đến từ Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc, TBN, Serbia, Croatia, Bắc Triều Tiên,… chứ không phụ thuộc vào ngoại binh châu Phi như ở V.League. Cụ thể mùa 2013, số cầu thủ châu Phi là 23, trong khi cầu thủ châu Âu là 30, châu Á-Australia là 30 và cầu thủ Brazil-Bắc Trung Mỹ là 14.
V.League thut lui, Thai League “lot xac” ngoan muc (phan 2) Buriam vs Muangthong - trận đấu đầu giữa hai đại gia bóng đá Thái Lan.

Về sân bãi, Thai Premier League không đòi hỏi các CLB phải sở hữu SVĐ không quá lớn mà chú trọng đến tiện nghi, sạch sẽ, an toàn. Sức chứa trung bình các SVĐ ở Thai Premier League vào khoảng 8.000 chỗ nhưng nhưng tươm tất, tiện nghi nên luôn lấp đầy 2/3 khán đài.

Nhiều SVĐ của CLB Thai League không có đường pitch chạy điền kinh hay đường pitch nhỏ (giống SVĐ ở Anh) nên không khí sôi động, gần gũi giữa khán giả và cầu thủ. Đội ngũ CĐV của của các CLB tổ chức bài bản, quy củ.
V.League thut lui, Thai League “lot xac” ngoan muc (phan 2) Một góc khán đài sân Muangthong.

Lợi nhuận thu được từ các nhà tài trợ, bán vé và bán vật phẩm cùng dịch vụ đã giúp các CLB ở Thai League thu được lợi nhuận trung bình 1,35 triệu USD/mùa (2012). Một số CLB lớn như Muangthong, Chonburi, Buriam lợi nhuận lên đến 3-5 triệu USD/mùa.

Về phía BTC giải là công ty ThaiPremierLeague Co., Ltd thì lợi nhuận có được, họ tăng giải thưởng cho đội vô địch lên mức 10 triệu bath (khoảng 370.000 USD).

Đăng Khoa

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
V.League thụt lùi, Thái League “lột xác” ngoạn mục (phần 2)