Từ một giải đấu sút kém V.League về nhiều mặt và khiến giới cầu thủ Thái ùn ùn rời quê tìm sang Việt Nam kiếm sống, Thai Premier League giờ đã có cuộc lột xác ngoạn mục để trở thành giải đấu hấp dẫn và chuyên nghiệp thực sự.

V.League thụt lùi, Thái League “lột xác” ngoạn mục (phần 1)

Một Thế Giới | 15/02/2014, 17:27

Từ một giải đấu sút kém V.League về nhiều mặt và khiến giới cầu thủ Thái ùn ùn rời quê tìm sang Việt Nam kiếm sống, Thai Premier League giờ đã có cuộc lột xác ngoạn mục để trở thành giải đấu hấp dẫn và chuyên nghiệp thực sự.

Những ngày vừa qua, khi đời sống bóng đá Việt được khuấy động bằng Đại hội Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) khóa 7 sắp diễn ra với mà ở đó chức danh chủ tịch có đến 90% thuộc về ông Lê Hùng Dũng và phần còn lại là “chia ghế phụ” với chức danh Phó chủ tịch phụ trách tài chính được nhắm cho bầu Đức hay Tổng thư ký “đặt gạch” người cũ Trần Quốc Tuấn. Dù với bộ máy nhân sân nào thì nhiệm vụ bắt buộc hàng đầu của Đại hội VFF khóa 7 phải cải tạo V.League để đưa giải VĐQG trở thành môi trường thi đấu chuyên nghiệp, lành mạnh làm bệ đỡ cho tài năng phát triển.

Nhằm cung cấp cho độc giả thêm thông tin, góc nhìn khác Một Thế Giới giới thiệu sự cải tổ của Thai Premier League (gọi tắt là Thai League hay TPL) để biến đây trở thành giải VĐQG hàng đầu khu vực.

Bước vấp ngã khiến bóng đá Thái thụt lùi

Thai League là giải chuyên nghiệp ra đời năm 1996 (tức trước V.League 4 năm) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển lớn mạnh của bóng đá Thái Lan. Trước đó, nhiều người đều biết bắt đầu từ thập niên 1990, bóng đá Thái Lan đã thống trị khu vực Đông Nam Á ở cấp độ ĐTQG khi hai lần vô địch SEA Games 17 (1993) và 18 (1995) với dàn cầu thủ đầy tài năng như Kiatisak, Natipong, Dusit, Taiwan, Surachai Jaturapatt, Chukiat…

Ở cấp độ CLB, người Thái thậm chí còn làm được những điều huy hoàng hơn mà chưa có bất cứ CLB nào ở ĐNÁ làm được là vô địch Cúp C1 châu Á (khi đó có tên gọi là Asian Cup Championship, đến năm 2003 mới đổi “format” thành AFC Champion League như hiện nay). Trong hai mùa liên tiếp 1993-1994, 1994-1995, CLB Ngân hàng Nông Nghiệp Thái Lan (Thai Famers Bank FC) đã làm nên kỳ tích khi trở thành “ông vua” châu lục dù trong thành phần đội bóng này 100% cầu thủ Thái Lan, trong đó nổi danh nhất là “sát thủ vùng cấm” Natipong Sritong-In!

Với tham vọng đưa bóng đá Thái Lan lên tầm châu lục, Thai League ra đời vào năm 1996 với khởi thủy gồm 8 CLB ở thủ đô Bangkok và những vùng lân cận rồi tăng dần lên 10 đội và kịch kim là 12 đội vào năm 2006. Cầu thủ ngoại được cấp phép thi đấu. Về tên gọi, Thai League khi đó khá lộn xộn và gắn tên với nhà tài trợ chính.

Chẳng hạn hai năm đầu tiên 1996-1997, giải mang tên Johnnie Walker Thailand Soccer League; còn ở ba mùa sau 1998-2000 lại đổi tên thành Caltex Premier League. Sang đến hai mùa giải 2001-2002, 2002-2003 lại đổi tiếp thành GSM Thai League. Thời gian thi đấu của Thai League trong 10 năm đầu tiên không ổn định, khi thì đá gác qua hai năm như mùa 1996-1997, 2001-2002, 2002-2003, 2003-2004, 2004-2005 nhưng lúc đá gói gọn trong 1 năm như mùa 1997, 1998, 1999, 2000, 2006.

Sự lộn xộn về tên gọi, thời gian thi đấu của Thai League giai đoạn đầu (1996-2006) phải nói khá giống những gì mà giải VĐQG V.League trải qua trong 10 năm đầu tiên (2000-2010). Những yếu tố thiếu ổn định này cho thấy việc thiếu kinh nghiệm tổ chức, điều hành của người Thái trong việc xây dựng nên giải VĐQG chuyên nghiệp theo mô hình các giải K.League (Hàn Quốc) hay J.League (Nhật Bản).

10 năm đầu Thai League thiếu hấp dẫn do chỉ bao gồm 8-10 CLB ở thủ đô Bangkok và các vùng phụ cận nên không có sức lan tỏa và việc tìm kiếm nguồn tài chính rất khó khăn. Nguồn tài chính để nuôi đội bóng hầu như phụ thuộc và giao khoán cho hết cho doanh nghiệp chủ đầu tư, đặc biệt là ngành ngân hàng, tài chính, truyền thông với các CLB như Bangkok Bank, Krung Thai Bank, Stock Exchange of Thailand, BEC Tero Sasana…

Không may cho bóng đá Thai Lan là giai đoạn 1997-2002, Thái Lan nằm trong tâm điểm của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nên bị ảnh hưởng rất nặng nề. Nguồn tài chính đầu tư cho bóng đá bị ngưng trệ, trong khi các CLB đã quen phụ thuộc vào túi tiền của một doanh nghiệp hay ông bầu nên lại càng bị động hơn. Ngay đến cả CLB hùng mạnh nhất Thái Lan là Thai Famers Bank FC chịu cảnh xóa sổ vào năm 2000!

Ngôi sao bỏ đi, Thai League rơi vào cảnh chợ chiều

Chính giai đoạn 2001-2004 là quãng thời gian mà cầu thủ Thái sang Việt Nam đá bóng “đông như trẩy hội” mà mở đầu không ai khác là Kiatisak, Taiwan, Dusit, Chukiat cho Hoàng Anh Gia Lai cho đến các lứa sau như Niweat Srirwong, Issawa, Pipat, Worawoot, Sarayoot, Vimon, Sakda, Thonglao…
V.League thut lui, Thai League “lot xac” ngoan muc (phan 1)
Kiatisak...
V.League thut lui, Thai League “lot xac” ngoan muc (phan 1)
                                  ... và Thonglao từng thi đấu cho HAGL của bầu Đức. 

Điểm hấp dẫn các cầu thủ Thái khi sang Việt Nam không có gì khác là thu nhập vượt trội, thậm chí đá ở hạng Nhất cũng kiếm nhiều tiền hơn ở Thai League. Song điểm tai hại là khi các cầu thủ ngôi sao, tuyển thủ quốc gia bỏ đi hết thì Thai League bị khán giả quay lưng, khán đài trống vắng khiến công tác tổ chức, vận động tài trợ ngày càng khó khăn. Suốt 6 mùa giải liền (2003-2009), Thai League không có nhà tài trợ chính.

Ở khía cạnh chuyên môn, việc cầu thủ Thái Lan kéo nhau sang Việt Nam khiến trình độ của bóng đá Thái bị tụt dần xuống vì xét về chất lượng, đẳng cấp lẫn tính chuyên nghiệp, bóng đá Việt Nam đều kém bóng đá Thái!

Nếu cứ tiếp tục tình trạng trì trệ, bóng đá Thái Lan bị tụt hậu chắc chắn mà bằng chứng ở cấp đội ĐTQG người Thái đã bị Singapore qua mặt rất nhiều lần, thậm chí thua cả Việt Nam – một đối thủ mà trước kia họ “muốn thắng là thắng” ở AFF Cup 2008.

Ở cấp CLB thì các đội bóng Thái Lan sa sút, khó đọ nổi với các CLB ở V.League ở AFC Cup như hồi Chonburi FC thua B.Bình Dương ở tứ kết AFC Cup 2009 chứ chưa nói gặp các đội thuộc J.League, K.League hay Chinese Super League. Bên cạnh đó, việc Thai League trì trệ kéo dài khiến các CLB Thái Lan bị gạch tên khỏi AFC Champion League để chuyển xuống sân chơi hạng hai là AFC Cup.

Vậy câu hỏi đặt ra cho bóng đá Thái: Cải tổ hay là chết?

Đăng Khoa

ảnh đại diện: Thai League 2002-2006 buồn tẻ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
V.League thụt lùi, Thái League “lột xác” ngoạn mục (phần 1)