Ngày 29.6, Hội thảo khoa học“Phát triển kinh tế và tài chính ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong thời kỳ công nghệ 4.0” đã diễn ra tại Trường Đại học Nam Cần Thơ (DNC).
Khoa học - công nghệ

Hội thảo về phát triển kinh tế và tài chính ĐBSCL trong thời đại 4.0

Văn Kim Khanh 11:44 29/06/2024

Ngày 29.6, Hội thảo khoa học“Phát triển kinh tế và tài chính ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong thời kỳ công nghệ 4.0” đã diễn ra tại Trường Đại học Nam Cần Thơ (DNC).

dnc-ht-3.jpg
TS Nguyễn Hồng Gấm trình bày tham luận - Ảnh: V.K.K

Hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế và tài chính ở ĐBSCL trong thời kỳ công nghệ 4.0” được tổ chức nhằm thảo luận, trao đổi, đề xuất các giải pháp, chính sách và chương trình hành động cụ thể để góp phần vào việc phát triển kinh tế và tài chính bền vững ở ĐBSCL trong thời kỳ công nghệ 4.0. Đây cũng là diễn đàn để các nhà khoa học, các chuyên gia, những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực kinh tế, tài chính có cơ hội gặp gỡ giao lưu và trao đổi học thuật.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã tập trung tham luận nhiều nội dung với các chủ đề như: “Nông nghiệp tuần hoàn – Mô hình phát triển kinh tế bền vững ĐBSCL thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0” của TS Nguyễn Hồng Gấm; “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính mô hình nuôi cua vùng ĐBSCL” của ThS Huỳnh Thị Thu Linh; “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ trồng nhãn xuồng của nông hộ trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” của TS Nguyễn Lan Duyên; “Thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững khu vực ĐBSCL thông qua phương thức tháo gỡ những thể chế về kinh tế” của ThS Trần Thị Thu Vân; “Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty niêm yết tại Việt Nam” của TS Lê Xuân Thái; “Phát triển kinh tế theo xu hướng tăng trưởng xanh qua kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” của ThS Nguyễn Văn Định.

Các ý kiến hội thảo tập trung vào các vấn đề lớn của ĐBSCL về kinh tế, tài chính, nông nghiệp trong vùng như: Tài chính, kinh tế đầu tư cho việc phát triển kinh tế, nông nghiệp; Đề xuất nên có chính sách để khuyến khích nông dân áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong kinh tế vườn; người canh tác lúa; Nhân rộng những mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả; Những địa phương áp dụng tốt canh tác lúa chất lượng cao giảm phát thải; Tài chính và đầu tư tài chính, trái phiếu doanh nghiệp và những khó khăn kinh tế từ đại dịch COVID-19 và khủng hoảng trái phiếu doanh nghiệp 2020 - 2023.

dnc-ht-2.jpg
TS Nguyễn Lan Duyên trình bày tham luận - Ảnh: V.K.K

TS Nguyễn Văn Quang, Hiệu trưởng DNC, cho rằng với những kiến thức mới trong các báo cáo tham luận tại hội thảo và các bài viết được tổng hợp trong cuốn kỷ yếu hội thảo này sẽ là tài liệu bổ ích cho việc phát triển kinh tế và tài chính bền vững ở ĐBSCL trong thời kỳ công nghệ 4.0. Từ những hội thảo khoa học như trên, chính quyền các tỉnh ĐBSCL, các nhà khoa học và doanh nghiệp sẽ có cơ sở để hoạch định những chính sách phù hợp cho sự phát triển vùng ĐBSCL.

Bài liên quan
Tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực ở ĐBSCL còn rất nhiều điểm nghẽn
Theo Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ Trần Việt Trường, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rất nhiều tiềm năng, cần nguồn vốn đầu tư lớn trên đường phát triển, tuy nhiên tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực ở ĐBSCL còn rất nhiều điểm khó khăn cần tháo gỡ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hội thảo về phát triển kinh tế và tài chính ĐBSCL trong thời đại 4.0