Sáng 27.6, các trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khoá 13 được mời về Hà Nội dự họp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trao đổi, thống nhất một số vấn đề liên quan đến Bộ luật Hình sự vừa được Quốc hội khoá 13 thông qua tại kỳ họp thứ 10 (tháng 11.2015).

UBTV Quốc hội biểu quyết hoãn thi hành Bộ luật Hình sự 2015

Trí Lâm | 27/06/2016, 18:21

Sáng 27.6, các trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khoá 13 được mời về Hà Nội dự họp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trao đổi, thống nhất một số vấn đề liên quan đến Bộ luật Hình sự vừa được Quốc hội khoá 13 thông qua tại kỳ họp thứ 10 (tháng 11.2015).

Cuộc họp bất thường này nhằm trao đổi, thống nhất một số vấn đề liên quan đến Bộ luật Hình sự năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2016 tới đây. Theo ý kiến của giới chuyên gia, Bộ luật hình sự này có một số điểm sai sót và cần phải được điều chỉnh lại.

Tại cuộc họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi đến các ĐBQH phiếu biểu quyết về nội dung hoãn thời gian có hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự 2015 đến ngày 1.1.2017. Theo đó, các đại biểu phải gửi lại phiếu biểu quyết vào ngày 29.6.

Trước đó, Bộ luật Hình sự sửa đổi được Quốc hộibiểu quyết thông qua với hơn 80%.

Trong công văn mời các vị Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khoá 13 về dự họp, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết,cuộc họp được tổ chức trên cơ sở xem xét đề nghị của các cơ quan, tổ chức hữu quan và tình hình thực tế.

Thành phần dự họp còn có Chánh án Toà án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Chánh văn phòng Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Đại diện Ban Nội chính Trung ương, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng được mời tham dự.

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, luật sư Kiều Anh Vũ – Văn phòng luậtLê Nguyễn cho biết, một trong những điều gây phản ứng của Bộ luật Hình sự này là điều 292. Điều luật này cũng cần sớm được sửa đổi cho phù hợp hơn hoặc thậm chí có thể bãi bỏ theo đa số các kiến nghị hiện nay, trong đó có cộng đồng startup.

Theo anh Vũ, đối với những hoạt động cần phải xử lý hình sự để đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa chung như kinh doanh đa cấp thì vẫn có thể tiếp tục quy định bằng điều luật mới.

“Trong thời gian luật có hiệu lực và chưa được chỉnh sửa cho phù hợp thì các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành hướng dẫn để hiểu và áp dụng thống nhất Điều luật, tránh những tranh cãi và xử lý “oan, sai” đối với người cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng máy tính, mạng viễn thông” – anh Vũ nói.

Anh Vũ cũng cho biết, hướng dẫn của các cơ quan chức năng cũng cần phải phù hợp với tình hình thực tế, theo nguyên tắc có lợi cho đối tượng bị điều chỉnh, không “giá cố” hoặc “dựng thêm” rào cản pháp lý cho hoạt động kinh doanh nói chung và startup nói riêng.

Trả lời báo điện tử Một Thế Giới, luật sư Trương Thanh Đức- công ty luật Basico cũng cho biết, về điều 292 thì chỉ còn điểm e của điều này gây nhiều phản ứng trong dư luận. Nếu sửa được điều này thì sửa, còn không thì cần phải có những hướng dẫn chi tiết cho doanh nghiệp để doanh nghiệp thuận lợi hơn trong kinh doanh.

Trí Lâm
Bài liên quan
Quốc hội Mỹ thẩm vấn Amazon về thỏa thuận thương mại điện tử với TikTok
Một số người cho rằng sự hợp tác cho phép người dùng mua hàng hóa trên Amazon thông qua ứng dụng video ngắn đình đám này sở hữu khiến việc cấm TikTok ở Mỹ trở nên khó khăn hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
UBTV Quốc hội biểu quyết hoãn thi hành Bộ luật Hình sự 2015