Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ kêu gọi các nhà chức trách thực hiện "các bước đi quốc gia mạnh mẽ nhất" và cắt giảm hoạt động kinh tế để cứu người khi cả nước phải đối mặt với các ca mắc COVID-19 tăng vọt đã lấn át hệ thống y tế.

Tỷ phú Ấn Độ kêu gọi Thủ tướng Modi giảm hoạt động kinh tế để cứu mạng người

Nhân Hoàng | 03/05/2021, 08:02

Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ kêu gọi các nhà chức trách thực hiện "các bước đi quốc gia mạnh mẽ nhất" và cắt giảm hoạt động kinh tế để cứu người khi cả nước phải đối mặt với các ca mắc COVID-19 tăng vọt đã lấn át hệ thống y tế.

Số ca mắc COVID-19 giảm nhẹ nhưng số người tử vong vẫn tiếp tục tăng ở Ấn Độ. Hôm 2.5, các nhà chức trách đã báo cáo 392.488 ca mắc COVID-19 mới trong 24 giờ, nâng tổng số trường hợp lên 19,56 triệu. Số ca tử vong tăng kỷ lục lên 3.689 trong 24 giờ, nâng tổng số người chết lên 215.542.

Tỷ phú Uday Kotak, Giám đốc điều hành Ngân hàng Kotak Mahindra, cho biết "biện pháp phản ứng tối đa ở cấp cao nhất được kêu gọi thực hiện để cắt các liên kết truyền dẫn", vì việc xây dựng cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe sẽ mất nhiều thời gian.

Uday Kotak đã phát biểu thay mặt cho Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ (CII), nơi ông là chủ tịch.

Tại thời điểm quan trọng này khi số người đang gia tăng, CII thúc giục các bước mạnh mẽ nhất của quốc gia bao gồm cắt giảm hoạt động kinh tế để giảm bớt đau khổ”, ông Uday Kotak cho biết.

ty-phu-an-do-keu-goo-han-che-hoat-dong-kinh-te3(1).jpg
Tỷ phú Uday Kotak

Các bệnh viện đã hoạt động hết công suất, nguồn cung cấp oxy y tế cạn kiệt và các nhà xác cũng như lò hỏa táng đã quá tải khi Ấn Độ phải đối phó với tình trạng gia tăng ca bệnh: Hơn 300.000 ca mắc COVID-19 mỗi ngày trong hơn 10 ngày liên tiếp.

Lo ngại tác động của việc đóng cửa nền kinh tế, chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi vẫn chưa áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc. Ít nhất 11 bang và lãnh thổ liên minh đã áp đặt một số hình thức hạn chế.

Tờ Indian Express hôm 2.5 đưa tin rằng lực lượng đặc nhiệm COVID-19 của nước này đã khuyến cáo chính phủ ra lệnh phong tỏa toàn quốc.

ty-phu-an-do-keu-goo-han-che-hoat-dong-kinh-te.jpg
Các tình nguyện viên và người thân chuẩn bị hỏa táng thi thể những người chết do COVID-19 tại một lò hỏa táng ở làng Giddenahalli, ngoại ô Bengaluru, Ấn Độ

Odisha và Haryana trở thành hai bang mới nhất thông báo về việc phong tỏa hôm 2.5, sau Delhi, Maharashtra, Karnataka và Tây Bengal.

Các bang khác, bao gồm Uttar Pradesh, Telangana, Assam, Andhra Pradesh và Rajasthan, đã áp dụng lệnh giới nghiêm ban đêm hoặc phong tỏa cuối tuần.

Thủ tướng Modi cho biết vào tháng trước, tất cả các nỗ lực cần được thực hiện để tránh bị phong tỏa toàn quốc. Ông đã áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt với việc di chuyển và hoạt động kinh tế, xã hội vào năm ngoái trong những tháng đầu của đại dịch COVID-19 và sản lượng kinh tế đã giảm kỷ lục 24% trong quý 2/2020 so với cùng kỳ năm trước đó.

Đợt dịch thứ hai hiện nay dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế. Tỷ phú Uday Kotak cho biết các nhân viên chăm sóc sức khỏe có thể không đối phó được dòng bệnh nhân, với bối cảnh ca mắc COVID-19 tăng nhanh và họ cần được tăng cường.

Viện trợ quốc tế đã và đang đổ vào. Mỹ đã vận chuyển đến Ấn Độ thiết bị oxy quan trọng, phương pháp điều trị và nguyên liệu thô để sản xuất vắc xin. Hôm 2.5, Ngoại trưởng Anh - Dominic Raab nói đất nước ông sẽ gửi thêm cho Ấn Độ máy thở trong thời gian ngắn.

Chính phủ của ông Modi đã bị chỉ trích vì không thực hiện các bước sớm hơn để hạn chế sự lây lan COVID-19, để cho hàng triệu người không đeo khẩu trang tham dự các lễ hội tôn giáo và các cuộc tập hợp chính trị đông đúc ở 5 bang trong tháng 3 , tháng 4.

Reuters đưa tin hôm 1.5 rằng Chính phủ Ấn Độ bị cáo buộc không phản ứng trước cảnh báo vào đầu tháng 3.2021 từ các cố vấn khoa học của mình rằng một biến thể mới và dễ lây lan hơn đang tồn tại trong nước.

Bài liên quan
Ấn Độ phá kỷ lục về ca chết do COVID-19, nhiều gia đình bị bỏ mặc, chuyên gia khuyên phong tỏa toàn quốc
Số ca mắc COVID-19 ở Ấn Độ giảm nhẹ vào ngày 2.5 nhưng số người tử vong đã tăng kỷ lục với 3.689 trường hợp, trong đó 1 bang nữa bị phong tỏa do hệ thống chăm sóc sức khỏe tồi tệ của quốc gia không thể đối phó với đại dịch.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tỷ phú Ấn Độ kêu gọi Thủ tướng Modi giảm hoạt động kinh tế để cứu mạng người