Sau Arkansas, Idaho, Oregon thì ngày hôm qua (21.5), Tòa án Liên bang lại tiếp tục tuyên phán luật cấm hôn nhân bình đẳng tại bang Pensylvania là vi hiến và buộc tiểu bang này cho phép các cặp đôi đồng tính kết hôn. Tất cả chỉ diễn ra trong vào một tuần lễ của tháng 5.

Tương lai nào cho cộng đồng LGBT Mỹ? (Phần cuối)

Một Thế Giới | 24/05/2014, 13:00

Sau Arkansas, Idaho, Oregon thì ngày hôm qua (21.5), Tòa án Liên bang lại tiếp tục tuyên phán luật cấm hôn nhân bình đẳng tại bang Pensylvania là vi hiến và buộc tiểu bang này cho phép các cặp đôi đồng tính kết hôn. Tất cả chỉ diễn ra trong vào một tuần lễ của tháng 5.

Đọc thêm: Tương lai nào cho cộng đồng LGBT Mỹ? (Phần 1)
Tổng thống Obama, “Không hỏi, không nói” và DOMA
Tổng thống Barack Obama đóng một vai trò khá lớn của trong tiến trình bảo vệ quyền LGBT tại nước Mỹ tính đến hiện nay. Xuất thân là một người da màu, Obama có cái nhìn đồng cảm trước nhu cầu được hưởng sự bình đẳng trong xã hội. Chính vì thế, quan điểm của ông là những người LGBT cần phải được đối xử công bằng và phải có quyền được tự do kết hôn với người mình yêu. 
Tuong lai nao cho cong dong LGBT My? (Phan cuoi)
 
"Tôi nghĩ rằng tất cả các cặp đôi đồng giới nên được quyền kết hôn", Tổng thống Barack Obama
Trong khoảng thời gian tranh cử nhiệm kỳ lần hai vào năm 2012, Obama là vị tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ công khai tuyên bố ủng hộ hôn nhân đồng giới. Ngoài ra, ông còn là người góp phần rất lớn vào việc đánh đổ hai đạo luật nổi tiếng là “Không hỏi, không nói” (DADT) và Đạo luật Bảo vệ Hôn nhân (DOMA).
Đạo luật “Không hỏi, không nói” được chính quyền Tổng thống Bill Clinton đưa ra vào năm 1994 với mục đích ngăn cấm các binh sĩ trong quân đội Mỹ công khai xu hướng tính dục và các mối quan hệ đồng giới khi đang còn trong quân ngũ. Mục đích của “Không hỏi, không nói” theo như các nhà làm luật lúc đó là nhằm để bảo vệ tinh thần chiến đấu cao, tính kỷ luật và đoàn kết của quân đội. Mặc dù vậy, “Không hỏi, không nói” đã gây nên sự phân biệt đối xử trong chính quân đội Mỹ trong khoảng thời gian nó có hiệu lực.
Tuong lai nao cho cong dong LGBT My? (Phan cuoi)
 
“Không hỏi, không nói” là một nỗi sợ hãi cho những người quân nhân đồng tính
Ngay sau khi nhậm chức nhiệm kỳ đầu vào năm 2009, Tổng thống Barack Obama xác định phải vô hiệu hóa “Không hỏi, không nói” càng nhanh càng tốt. Đến tháng 7.2011, Tòa án Liên bang ra quyết định bãi bỏ Dự luật. Việc đánh đổ “Không hỏi, không nói” được ví như là hành động ‘mở ổ khóa’ định kiến, góp phần đưa đến hàng loạt các chiến thắng dành cho cộng đồng LGBT tại Mỹ sau này.  
Tương tự như “Không hỏi, không nói”, Đạo luật Bảo vệ Hôn nhân (DOMA) là một trong những trở ngại lớn cho tiến trình bình đẳng. Như đã trình bày ở kỳ 1, DOMA là Đạo luật đưa ra định nghĩa hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ. Trong một nỗ lực của chính phủ Tổng thống Obama cùng với sự đoàn kết của cộng đồng LGBT khắp nước Mỹ, ngày 26/6/2013 Tòa án Tối cao tuyên án Đạo luật DOMA vi phạm Tu chính án (điều khoản sửa đối) thứ 5 của Hiến pháp Liên bang. Kết quả này đã chấm dứt gần 20 năm có hiệu lực của DOMA. Đây được xem như là cột mốc vĩ đại, mở đường cho nhiều tiểu bang tại Mỹ công nhận hôn nhân đồng giới. 
 
Tuong lai nao cho cong dong LGBT My? (Phan cuoi)
 
Niềm hạnh phúc của cặp đôi đồng giới khi Đạo luật DOMA được xóa bỏ
Tương lai nào cho cộng đồng LGBT Mỹ?
Nếu như từ năm 2004 đến tháng 6.2013, Mỹ có 10 tiểu bang thừa nhận quyền được kết hôn của các cặp đôi đồng giới thì chỉ trong vòng một năm kể từ ngày Dự luật DOMA không còn hiệu lực thì đã có thêm 9 tiểu bang cho phép và 7 tiểu bang đang chờ quyết định cuối cùng của Tòa án Tối cao. Đó là chưa kể đến 20 tiểu bang khác có các đạo luật cấm người đồng tính kết hôn đang đối mặt với các phán quyết tương tự từTòa án Liên bang. 
Trên thực tế, có hai cách thức để một tiểu bang tiến đến hôn nhân bình đẳng. Cách thức thứ nhất là thông qua con đường lập pháp và trưng cầu dân ý trong tiểu bang. Với cách thức này, cơ quan lập pháp hoặc hành pháp của tiểu bang đó sẽ đệ trình dự luật hôn nhân bình đẳng lên Thống đốc hoặc Quốc hội tiểu bang. Tùy theo đặc điểm pháp luật mỗi bang nhưng thông thường nếu cả hai cơ quan này đều chấp thuận thì hiển nhiên tiểu bang đó sẽ công nhận hôn nhân ngay lập tức. Hoặc có thể dự luật đó sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý để làm cơ sở quyết định chính thức. Đây là trường hợp điển hình của: Vermont, New Hampshire, New York, Washington, Maine, Maryland, Rhode Island, Delaware, Minnesota, Hawaii và Illinois. 
Tuong lai nao cho cong dong LGBT My? (Phan cuoi)
 
Cộng đồng LGBT tại Hawaii vui mừng khi Quốc hội tiểu bang thông qua Đạo luật Hôn nhân bình đẳng
Cách thức thứ hai là thông qua các phán quyết của hệ thống tư pháp, tức Tòa án Liên bang. Trong hệ thống chính trị của Mỹ có quy định Hiến pháp và hệ thống luật pháp của mỗi tiểu bang phải tuân thủ theo Hiến pháp Liên bang. Tòa án Liên bang ở mỗi tiểu bang hoặc Tòa án Tối cao (quyền hạn cao hơn) có quyền tuyên án một điều luật hoặc một điều nào đó trong Hiến pháp tiểu bang vi phạm Hiến pháp Liên bang. Nếu điều đó xảy ra thì điều luật đó bị vô hiệu hóa. Đây chính là trường hợp của Massachusetts, Connecticut, Iowa, New Jersey, New Mexico, Oregon và Pennsylvania.
Tuy nhiên, nếu điều luật bị tuyên án bởi Tòa án Liên bang mà không phải Tòa án Tối cao thì đại diện của Tiểu bang (Thống đốc hoặc Quốc hội tiểu bang) có quyền đứng ra kháng án và yêu cầu một sự đình chỉ thực thi phán quyết của Tòa Liên bang. Trong trường hợp này, Tòa án Tối cao sẽ là cơ quan đưa ra quyết định cuối cùng có công nhận hay không công nhận phán quyết của Tòa án Liên bang. Thông thường sẽ phải mất ít nhất nửa năm để có thể có quyết định cuối cùng nhưng ít khi nào Tòa Tối cao phủ quyết bản tuyên án của Tòa Liên bang. California, Utah, Oklahoma, Virginia, Texas, Michigan, Idaho và Arkansas là những ví dụ điển hình cho trường hợp này. 
Bởi vì Dự luật DOMA, cơ sở cho các lập luận bảo vệ hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, đã không còn hiệu lực; cho nên đây là nguyên nhân giải thích vì sao chỉ trong vòng một tuần của tháng 5.2014, đã có đến 4 tiểu bang đứng trước cơ hội lớn công nhận hôn nhân bình đẳng, không phân biệt giới tính và xu hướng tính dục. 
Tuong lai nao cho cong dong LGBT My? (Phan cuoi)
Vậy thì tương lai nào sẽ dành cho cộng đồng LGBT ở Mỹ? Đó chắc chắn không phải một tương lai u tối, một tương lai của những bất công đã qua. Mà đó chắn chắn phải là một sắc màu thật tươi sáng, một niềm tin và hy vọng mãnh liệt, nhất là khi chỉ có 4 tiểu bang có các đạo luật cấm hôn nhân đồng giới chưa bị khởi kiện ra Tòa án Liên bang, nhất là khi 7 tiểu bang đang chờ phán quyết cuối cùng của Tòa án Tối cao, và nhất là khi 20 tiểu bang nữa đang phải đối mặt với phán quyết vi hiến từ Tòa án Liên bang. Rõ ràng rằng, con đường tìm đến tình yêu và bình đẳng là con đường xuất phát từ trái tim và cả công lý. Vấn đề hôn nhân bình đẳng ở nước Mỹ chỉ còn là vấn đề thời gian. 
Anh Khang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tương lai nào cho cộng đồng LGBT Mỹ? (Phần cuối)